Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghị Quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2010: Kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất, giảm bội chi

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ là: Kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất, giảm bội chi.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2010 theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt được tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu tiếp tục tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu, lương thực…; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Phấn đấu kiềm chế chỉ số lạm phát khoảng 8%. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Khẩn trương trình Đề án công khai, minh bạch hệ thống Ngân hàng thương mại.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về vấn đề này. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vận động, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND từ phổ biến trên 16%/năm xuống còn 13% - 15%/năm, đối với các khoản vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.

Ngoài những chỉ đạo trên, Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành quyết liệt điều hành bằng các biện pháp tổng hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm dần nhập siêu xuống mức không cao hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, kiên quyết không nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, sử dụng các biện pháp thuế, phi thuế và hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.

Đặc biệt, Nghị quyết cũng nêu rõ trọng tâm trong thời gian tới là tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ở mức khoảng 6%. Chỉ ứng vốn năm 2011 cho các công trình thiết yếu, hoàn thành trong năm 2010. Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân hết nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch. Chú trọng thu hút và giải ngân vốn FDI, ODA, đẩy mạnh đầu tư gián tiếp.

Đồng thời, Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2010 để sớm đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư; Coi trọng bảo đảm điện cho sản xuất và đời sống; Tập trung nghiên cứu, sớm có sản phẩm trọng điểm quốc gia.

(Vinanet)

  • Tập trung vốn cho dự án trọng điểm
  • 190 tỷ đồng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
  • Việt Nam bác lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông
  • Luật Thủ đô lại “lỡ hẹn”
  • Chính phủ: Không in thêm tiền để tăng lương
  • Khẩn trương tiến hành các bước khởi động Dự án điện hạt nhân
  • Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
  • Phê duyệt Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Slovenia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi