Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Long An

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Long An, tỉnh Long An với diện tích tự nhiên 13.080 ha.

KKTCK Long An giáp Campuchia, gồm địa phận thị trấn Mộc Hóa và 7 xã: Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Trị (ấp 1), Bình Hòa Tây (ấp Bình Tây 1, Bình Tây 2), Tuyên Bình, Thái Bình Trung, Vĩnh Bình (ấp 1, ấp 2), có không gian kinh tế riêng biệt.

Hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với KKTCK Long An thực hiện theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về KCN, KCX và KKT, Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Các KKTCK đã và đang có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân vùng biên, qua đó tác động tích cực tới an ninh quốc phòng.

Trong tương lai sẽ hình thành một vành đai kinh tế biên giới vững mạnh ổn định cho thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước xung quanh.

Việc thành lập KKTCK Long An là một bước thực hiện Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008.

Theo Đề án này thì đến năm 2015 cả nước sẽ hình thành thêm 4 KKTCK là: Long An (tỉnh Long An), AĐớt (Thừa Thiên - Huế), Nậm Cắn - Thanh Thuỷ (Nghệ An) và Na Mèo (Thanh Hoá), nâng số KKTCK cả nước lên 27 khu, trong đó có khoảng 6 - 7 khu đi vào hoạt động đồng bộ. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KKTCK đã được thành lập, đồng thời xây dựng đề án và thành lập thêm 3 khu gồm KKTCK La Lay (Quảng Trị), Đắk Per (Đắk Nông) và Đắk Ruê (Đắk Lắk).

Mục tiêu của Đề án là xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của địa phương; hướng tới năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD, đón 7,8 - 8 triệu lượt khách du lịch đi lại 2 chiều.

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ // Quyết định 07/2010/QĐ-TTg)

  • Cấu trúc lại Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam
  • “Lộc” lớn từ cây cảnh
  • Kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- CHDCND Triều Tiên
  • Mỹ đối phó với gánh nặng thâm hụt ngân sách
  • Lạc quan về kinh tế toàn cầu
  • Gánh nặng lớn trên vai GDP
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không nên cứng nhắc
  • 7 dự án đầu tư trường học, khu dân cư và chợ thương mại ở Nghệ An
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi