Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam ưu tiên hàng đầu an toàn, an ninh trong ứng dụng năng lượng hạt nhân

Việt Nam luôn coi bảo đảm an toàn, an ninh là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển ứng dụng năng lượng hạt nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân đang diễn ra tại Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân - Ảnh Chinhphu.vn

Sáng 13/4 (tối 13/4 theo giờ Hà Nội), tại Washington, các nhà lãnh đạo quốc gia đã tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân với chủ đề “Hành động quốc gia bảo đảm an ninh hạt nhân”.

Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo nhất trí việc bảo đảm an ninh hạt nhân và chống khủng bố hạt nhân hiện là vấn đề cần được hết sức quan tâm vì bên cạnh thực tế năng lượng hạt nhân được sử dụng ngày càng nhiều còn có nguy cơ nạn khủng bố quốc tế gia tăng.

Việc bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân trước hết là trách nhiệm của từng quốc gia, nhưng cũng đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.

Là một trong những quốc gia tham luận tại phiên họp này, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà lãnh đạo và các tổ chức quốc tế đánh giá cao về những hành động cụ thể của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân cũng như trách nhiệm của quốc gia về vấn đề này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obamatrong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về an ninh hạt nhân, cho rằng đây là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố dưới mọi hình thức và thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân an ninh, an toàn vì mục đích hoà bình, vì lợi ích của các quốc gia.

“Việt Nam luôn coi bảo đảm an toàn, an ninh là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển ứng dụng năng lượng hạt nhân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Do đó Việt Nam đã chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, hệ thống cơ quan quản lý về kiểm soát, bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc sử dụng vật liệu hạt nhân và chất phóng xạ.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh Chinhphu.vn

Đồng thời, Việt Nam tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng liên quan trong lĩnh vực này. Chính phủ Việt Nam đã quyết định tham gia Công ước an toàn hạt nhân và ủng hộ Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, Việt Nam tích cực đóng góp vào việc xây dựng một khu vực Đông Nam Á phát triển phồn thịnh và không có vũ khí hạt nhân.

Việt Nam cũng thể hiện ý thức trách nhiệm cao qua việc tham gia nhiều chương trình và sáng kiến của cộng đồng quốc tế, trong đó có hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Hoa Kỳ và Nga chuyển đổi nhiên liệu urani có độ giàu cao sang urani có độ giàu thấp của lò phản ứng;  nghiên cứu và hợp tác với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ sử dụng thiết bị phát hiện bức xạ tại cảng biển ở Việt Nam.

Thủ tướng nêu rõ, là quốc gia đang đẩy mạnh ứng dụng năng lượng hạt nhân, bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân, Việt Nam coi trọng và sẵn sàng mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân song phương với Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Argentina và mới đây đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ.

Thủ tướng cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam về những phương hướng và nhiều biện pháp tổng thể nêu trong các dự thảo văn kiện của Hội nghị, đồng thời, nhấn mạnh thêm yêu cầu về đáp ứng những quan tâm của các quốc gia đang phát triển về ứng dụng năng lượng hạt nhân an toàn, an ninh và hiệu quả; tạo những điều kiện cần thiết để Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế hoạt động như sự trông đợi của cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác giúp đỡ quí báu của cộng đồng quốc tế trong việc phát triển ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và phát triển.

(Theo Đông Bắc // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi