Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện dùng trong xây dựng, sản xuất lãng phí tới 20%

(Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Theo các chuyên gia, mặc dù chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu điện thương phẩm nhưng việc sử dụng điện trong sản xuất, xây dựng hiện vẫn rất lãng phí.

Tính toán mới nhất của các chuyên gia thuộc Trung tâm Năng lượng Nhật Bản cho thấy hệ số đàn hồi tăng trưởng điện/GDP (ICOR) của Việt Nam hiện bằng 2, cao gấp 2-2,5 lần so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Điều này nghĩa là việc sử dụng điện tại Việt Nam vẫn còn lãng phí từ 15-20%, tương đương 1.500-2.800 MW.

Không chỉ có điện, các loại nhiên liệu khác như than, xăng dầu cũng bị sử dụng lãng phí dẫn tới mức tiêu hao năng lượng của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tiêu hao năng lượng (kg OE) trên 1 đơn vị GDP của Mỹ là 0,29; Nhật là 0,1, Singapore là 0,26 trong khi của Việt Nam là 1,43. Đặc biệt, tiêu hao năng lượng trong ngành ximăng còn cao hơn khoảng 1,4 lần; ngành thép cao hơn từ 1,5-1,7 lần so với các nước sử dụng công nghệ tiên tiến.

Với việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả và tiết kiệm này, GDP tạo ra trên 1 kg OE của Việt Nam chỉ đạt 3,7 USD, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực: Indonesia là 4,1 USD, Thái Lan và Malaysia là 4,7 USD, Nhật Bản là 7,9 USD và Singapore là 8,1 USD.

Một ví dụ rõ nét nhất là dây chuyền sản xuất phân bón supe lân và axit sunphuríc của Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hiện tiêu thụ năng lượng lớn gấp đôi so với một dây chuyền theo công nghệ mới nhất.

Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chủ tịch Phạm Chí Cường khẳng định trong số 32 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép của VSA, chỉ có 14 doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến của thế giới hoặc công nghệ cải tiến trên nền công nghệ cũ trong khi 18 doanh nghiệp còn lại (chiếm khoảng 50% công suất thép toàn quốc) vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn diện năng và gây ô nhiễm môi trường./.
 
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Ba tháng mùa khô mưa nhiều hơn
  • Bỏ giá trần vé máy bay - Lợi cả đôi đường
  • Mua hàng bình ổn giá bị hạn chế số lượng
  • Du học sinh chèo chống qua cơn bão giá
  • Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
  • Giảm bớt việc đốt vàng, mã bằng cách đánh thuế cao
  • Siêu thị giãn tăng giá để tránh... sốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi