Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị được điều chỉnh giá đối với hàng bình ổn

Giá bán các mặt hàng bình ổn năm nay sẽ điều chỉnh linh hoạt hơn năm trước. Ảnh: Minh Tâm

Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong danh mục hàng bình ổn giá sẽ được phép điều chỉnh tăng giảm khi có biến động thay vì cố định một mức như năm trước.

Đây là một điểm mới trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012 vừa được Sở Công Thương TPHCM trình UBND TPHCM phê duyệt.

Theo kế hoạch, doanh nghiệp tham gia chương trình được phép điều chỉnh giá bán các mặt hàng khi giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao hơn 15% so với thời điểm đăng ký giá ban đầu. Giá mới sẽ được Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận nếu hợp lý.

Trong trường hợp thị trường biến động theo hướng giảm giá từ 5% trở xuống, doanh nghiệp phải chủ động giảm giá bán tương ứng.

Theo Sở Công Thương TPHCM, căn cứ để có sự điều chỉnh về phương án giá trong chương trình năm nay là dự báo trong năm 2011, các mặt hàng có nguồn gốc nhập khẩu sẽ tăng giá hơn năm trước. Nguyên nhân là giá nhiều nguyên liệu, mặt hàng trên thị trường thế giới có chiều hướng tăng. Trong nước, lãi suất cho vay duy trì ở mức cao, nhiều nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh như điện, xăng dầu tăng cao hơn năm trước…

Trong năm 2010, nhiều doanh nghiệp khi tham gia chương trình bình ổn giá đã nhiều lần đề nghị được điều chỉnh giá bán so với mức đăng ký ban đầu. Nguyên nhân là do giá của nhiều mặt hàng như gạo, đường, dầu ăn ở thời điểm cuối năm trên thị trường tăng cao, đẩy giá bán giữa các điểm bình ổn với chợ chênh lệch từ 3.000 - 10.000 đồng/đơn vị.

Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nhiều người dân dồn đến các cửa hàng bình ổn, siêu thị mua hàng giá thấp mang ra ngoài bán hưởng lợi. Tại nhiều điểm bán cũng có tình trạng thiếu hàng bán và phải quy định định mức mua mỗi ngày. Thời điểm đó, để bình ổn thị trường và tránh gây tác động xấu, UBND TPHCM đã không đồng ý với đề nghị trên.

Ngoài ra, theo Sở Công Thương, trong chương trình bình ổn giá năm nay sẽ có thêm nhiều điểm mới khác nhằm hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cụ thể, danh mục hàng bình ổn giá sẽ có thêm thủy hải sản (bao gồm hàng tươi sống là cá ba sa, tôm sú, cá ngừ và chế biến) và thuốc chữa bệnh; cho phép các doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh, thành khác nhưng có chi nhánh tại thành phố tham gia chương trình nếu đáp ứng được các điều kiện như có hệ thống bán lẻ rộng khắp, tình hình tài chính lành mạnh. Hiện nay đã có 2 doanh nghiệp ngoài địa bàn TPHCM đăng ký tham gia chương trình là Tập đoàn Phú Cường (tỉnh Cà Mau) với mặt hàng tôm và cá ba sa; Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với mặt hàng nước mắm.

Các doanh nghiệp tham gia cũng phải cam kết sẽ phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn tăng thêm hơn 20% trong quá trình tham gia, nhất là các chợ truyền thống, các khu vực ngoại thành.

Thời gian thực hiện bình ổn năm nay sẽ kéo dài trong vòng 12 tháng, từ tháng 4-2011 đến tháng 4-2012 để doanh nghiệp có thời gian, vốn tạo nguồn hàng xuyên suốt năm. Lượng hàng bình ổn và kinh phí dành cho chương trình chưa được tiết lộ chính thức nhưng đại diện Sở Công Thương khẳng định sẽ cao hơn năm trước. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều tăng từ 3 - 10% so với năm 2010.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Chẳng lẽ "bó tay" với mũ bảo hiểm kém chất lượng ?
  • Điện dùng trong xây dựng, sản xuất lãng phí tới 20%
  • Ba tháng mùa khô mưa nhiều hơn
  • Bỏ giá trần vé máy bay - Lợi cả đôi đường
  • Mua hàng bình ổn giá bị hạn chế số lượng
  • Du học sinh chèo chống qua cơn bão giá
  • Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi