Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bỏ giá trần vé máy bay - Lợi cả đôi đường

Trước tình hình khó khăn do chi phí đầu vào và tỷ giá USD/VND cao nên mới đây các doanh nghiệp vận tải hàng không (HK) đã có văn bản kiến nghị cho phép tăng trần giá vé máy bay nội địa kể từ tháng 3-2011 (giá trần tuyến Hà Nội - TPHCM hiện là 2,03 triệu đồng). Theo đó Vietnam Airlines kiến nghị tăng trần giá vé máy bay tuyến Hà Nội - TPHCM lên 2,4 triệu đồng, Jetstar Pacific kiến nghị tăng lên 4 triệu đồng, còn Air Mekong kiến nghị tăng 30%.

Theo các chuyên gia kinh tế, trên thế giới hiện nay, trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, không còn nước nào quản lý giá vé máy bay. Bãi bỏ quy định về giá trần vé máy bay trên các đường bay nội địa có từ 2 hãng HK khai thác trở lên là việc làm tất yếu.

Các hãng HK sẽ được phép tự định đoạt giá vé dựa theo nhu cầu thị trường, chi phí, chất lượng dịch vụ. Người ta chỉ khống chế giá trần đối với các đường bay độc quyền, tức chỉ có một hãng HK khai thác, còn hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các đường bay trong nước đã đều có từ 2 hãng HK trở lên khai thác nên việc khống chế giá trần không có lợi.

Các hãng HK trong nước cũng ủng hộ mạnh mẽ chủ trương bỏ giá trần và cho rằng việc bỏ giá trần không chỉ doanh nghiệp mà hành khách cũng có lợi. Các hãng HK lý giải, bỏ mức giá trần không chỉ giúp các hãng có sự thay đổi kịp thời mỗi khi giá nhiên liệu, các chi phí đầu vào biến động mà còn giúp các hãng xây dựng được nhiều mức giá linh hoạt theo chiều hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Cụ thể, các hãng HK có thể bán vé giờ cao điểm, giờ chót tại sân bay cao hơn, bù lại sẽ dành mức giá tiết kiệm, giá rẻ cho những hành khách ít tiền nhưng đặt vé sớm, hoặc chấp nhận bay vào những giờ bay thấp điểm (như bay đêm…).

Như giai đoạn cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán chẳng hạn. Trên một số đường bay như TPHCM - Hà Nội, TPHCM - Đà Nẵng có nhu cầu rất cao và thường chỉ diễn ra một chiều, chiều ngược lại nhu cầu rất thấp. Điều đó làm cho hệ số ghế chuyến bay khứ hồi trong giai đoạn cao điểm lệch đầu còn thấp hơn so với giai đoạn bình thường. Nếu bỏ giá trần, các hãng HK sẽ tăng giá vé chiều bay ra, giảm giá vé chiều bay vào để tránh lỗ. 

(Theo Nguyễn Thu Tuyết/sggp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Mua hàng bình ổn giá bị hạn chế số lượng
  • Du học sinh chèo chống qua cơn bão giá
  • Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
  • Giảm bớt việc đốt vàng, mã bằng cách đánh thuế cao
  • Siêu thị giãn tăng giá để tránh... sốc
  • Dịch bệnh - thách thức lớn trong phát triển chăn nuôi
  • Giá cả đang chịu áp lực từ nhiều phía
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi