Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tăng sức mạnh nội lực

 

 

 Sản xuất tại Công ty Dệt 19-5.
Ảnh: Linh Tâm

 - Mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh đã có những cải thiện đáng kể trong quý II và quý III-2009, nhưng do kinh tế vẫn gặp khó khăn, thu nhập giảm sút, nên ngành dệt may sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và phải cạnh tranh quyết liệt hơn...

 Xuất khẩu của toàn ngành trong tháng 8 tiếp tục đạt khá, nhưng cũng chỉ bằng mức cùng kỳ năm 2008. Theo dự báo, kim ngạch cả năm ước đạt 9,1-9,2 tỷ USD (bằng mức năm 2008). Do đó, từ nay đến cuối năm, kim ngạch bình quân mỗi tháng phải đạt hơn 800 triệu USD, là con số không dễ thực hiện. Hiện nay, ngành dệt may không thể thu hút lao động dồi dào như trước do mức thu nhập thấp. Vì vậy, để bảo đảm sự phát triển của ngành, các DN cần thực hiện các giải pháp như ký thỏa ước lao động nhằm giải quyết hài hòa quyền lợi của người sử dụng và người lao động, tập trung đào tạo cán bộ về quản trị kinh doanh, quản lý thị trường... Bên cạnh đó, cần chuyển cơ sở sản xuất về các địa phương, ưu tiên chọn những nơi có đường giao thông thuận lợi, có các cảng lớn; xây dựng những điển hình về năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, các DN vừa phải bảo vệ môi trường nơi sản xuất, vừa phải bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, do vậy, phải sớm xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm và xử lý môi trường trong các cơ sở này. Ngoài kiểm soát hàng rào bảo vệ các DN xuất khẩu, cơ quan hữu quan cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường để cảnh báo người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm may mặc nhập khẩu.

 

Với việc đầu tư nguyên phụ liệu, ngoài Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 100% vốn nước ngoài sản xuất xơ sợi tổng hợp (mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong nước), các DN tư nhân cũng đầu tư 4 nhà máy xơ, sợi khác tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Long An, bảo đảm đến năm 2015, đáp ứng được 70% nhu cầu. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã làm mẫu 3 trang trại trồng bông với diện tích 50ha/trang trại; thành lập xong hợp đồng phát triển cây nguyên liệu tập trung vào bông và một số cây nguyên liệu khác cho ngành dệt... Tập đoàn cũng đặt hàng cho Viện Nghiên cứu cây bông thực hiện đề tài sản xuất giống bông năng suất cao. Vinatex còn đầu tư, liên doanh đầu tư các dự án sản xuất xơ, sợi tổng hợp tại Ninh Thuận và Đình Vũ (Hải Phòng). Các DN trong tập đoàn còn tự túc đầu tư các nhà máy dệt thoi như Việt Thắng, Nam Định, Vĩnh Phúc... Vấn đề cốt lõi hiện nay là khâu nhuộm hoàn tất. Vừa qua, đã có 3 tỉnh là Thái Bình, Nghệ An và Trà Vinh đồng ý cho triển khai nhà máy, Vinatex đang tính toán để lựa chọn. Các nguyên phụ liệu khác như chỉ khâu hiện đã có 5 nhà máy, thỏa mãn 70% nhu cầu, nhưng tính thời trang còn chưa đa dạng. Với hướng phát triển này, mục tiêu đến năm 2015, ngành dệt may bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa 70-80% là có cơ sở. Cùng với đó, toàn ngành đang tập trung chuyển dần từ gia công sang mua đứt bán đoạn (FOB), tự thiết kế mẫu, kết hợp với thời trang hóa. Song, để ngành dệt may có những bước đột phá trong giai đoạn 2011-2015, thì xúc tiến thương mại vẫn là công cụ hữu hiệu nhất bên cạnh thúc đẩy các biện pháp thuế quan, xây dựng hệ thống phân phối để phát triển thị trường nội địa.

 

 Theo Bộ Công thương, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm tới, trước mắt ngành dệt may phải tập trung khai thác hết công suất hiện có, chuyển hướng tái cơ cấu sản xuất. Cụ thể, phải gia tăng lượng vải XK và vải phục vụ thị trường nội địa thay thế nhập khẩu nhằm giải quyết việc làm ổn định cho người lao động. Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư các chương trình sản xuất một tỷ mét vải, dự án trồng bông, dệt lụa, bởi đây đang là khâu yếu nhất của ngành. Trên thực tế, nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực này do khâu xử lý nước thải phải đầu tư tốn kém. Về vấn đề giải quyết nguồn nhân lực, việc đào tạo, chuyển dịch, chuyển hướng sản xuất cần quan tâm đến tiền lương cho người lao động. Hơn bao giờ hết, Vinatex cần thể hiện rõ vai trò "đầu tàu" của mình trong các chương trình, dự án này...

(Theo Quang Linh // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Chính quyền phó mặc cho doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tự đánh thức bản thân
  • Khuyếch trương thương hiệu bằng bánh trung thu
  • Sức khỏe người lao động: Chăm sao cho đúng
  • Người dân và chủ đầu tư đều có lợi
  • Không chỉ là giá thành
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
  • Lại bỏ quên “thượng đế” nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi