Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không chỉ là giá thành

Theo số liệu của Bộ Công thương, mức tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp của Việt Nam cho cùng một đơn vị sản phẩm cao gấp 1,5-1,7 lần so với Thái Lan và Ma-lai-xi-a. Hiệu suất trung bình của lò hơi công nghiệp Việt Nam thấp hơn trung bình của thế giới khoảng 20%. Năng lượng cần thiết để sản xuất 1 tấn thép từ quặng cao hơn 3 lần so với các nước công nghiệp phát triển; năng lượng cho sản xuất thép từ phế liệu cũng cao hơn 1,5 lần. Đó chỉ là vài trong rất nhiều ví dụ về sự lãng phí năng lượng ở nước ta.

 Việc sử dụng năng lượng lớn hơn trên cùng một đơn vị sản phẩm khiến giá thành của nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Tại sao giá thép xây dựng nhập từ Trung Quốc bao giờ cũng rẻ hơn so với giá thép sản xuất trong nước cho dù giá nhân công ở nước ta thấp hơn giá nhân công ở nước họ? Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân các cơ sở luyện thép ở Việt Nam tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Sử dụng năng lượng quá mức không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn tăng nguy cơ mất an ninh năng lượng và tác động xấu đến môi trường. Trong suốt một thời gian dài, do nhiều nhà máy có thiết bị và công nghệ cũ nên việc sử dụng năng lượng ở Trung Quốc lớn hơn các nước phát triển. Thiết bị và công nghệ cũ cũng đã gây ra các đám mây hóa chất ở nhiều thành phố công nghiệp của quốc gia này. 

 Năm 1993, Việt Nam đã có pháp lệnh về tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, pháp lệnh chưa thể đi vào thực tế cuộc sống khi mà công nghệ và thiết bị của nhiều cơ sở công nghiệp quá lạc hậu. Thậm chí đối tác nước ngoài còn đưa cả những nồi hơi sản xuất năm 1920, sau đó sơn lại và tính vào vốn góp. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào Kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc vào cuối tháng 10-2009. Luật được đưa ra thảo luận tại Quốc hội vào thời điểm này là quá muộn. Hy vọng, luật được thông qua và đi vào cuộc sống sẽ góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng trong nước đang cạn dần.

(Theo Tiên Thêm Sắc // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Người dân và chủ đầu tư đều có lợi
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
  • Lại bỏ quên “thượng đế” nội
  • Đang lấy lại phong độ
  • 160 triệu USD bổ sung cho dự án nâng cấp đô thị
  • Cúm A/H1N1: Làm chệch hướng phục hồi kinh tế?
  • Đường ngoại “phá hoại” đường nội
  • Hàng loạt bánh trung thu “quên” ghi hạn sử dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi