Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tự đánh thức bản thân

Hai trăm thương hiệu được vinh danh Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2009 trong ngày đầu tháng 9 vừa qua có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định sự vươn lên của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế, đồng thời mang lại tín hiệu đáng mừng, đánh thức thương hiệu Việt trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cũng là cơ hội để doanh nghiệp, xã hội nhìn nhận lại ý thức của mình đối với sự phát triển chung của đất nước, song mấu chốt vẫn là ở sự ý thức của bản thân doanh nghiệp (DN) với những sản phẩm phù hợp nhất.

Vấn đề là hiện nay nhiều lãnh địa hàng hoá tại thị trường Việt Nam vẫn do sản phẩm từ bên ngoài tràn vào làm mưa làm gió. Lý do của hiện tượng DN chưa phát huy được lợi thế sân nhà là bởi chưa có được những nghiên cứu thị trường thấu đáo để từ đó có những sản phẩm phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người Việt. Câu chuyện ngành dệt may xuất khẩu đã đạt kim ngạch xấp xỉ hàng chục tỷ USD/năm, nhưng vẫn không có các chỉ số (cơ học) về kích thước quần áo của người tiêu dùng trong nước tưởng là câu chuyện phiếm, nhưng thể hiện sự hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường của các DN.

Hay như lãnh đạo Hội siêu thị Hà Nội luôn lấy một dẫn chứng để chỉ sự yếu kém của DN khi tiếp cận thị trường nội địa rằng, dù đưa hàng về nông thôn, nhưng nhiều DN lại đưa sản phẩm bán chạy tại thành phố. Điều này khiến cho người dân đến tham quan gian hàng rất đông nhưng lại quay ra lắc đầu vì... đắt. Với mặt hàng cụ thể như đồ gia dụng chẳng hạn, tại thị trường nông thôn thôn luôn tràn ngập sản phẩm nhập ngoại giá rẻ và sự xuất hiện của DN nội là khá vắng vẻ. Những hiện tượng này liên quan tới sự hạn chế trong nghiên cứu tâm lý tiêu dùng, thị phần sản phẩm... của DN khi muốn tiếp cận thị trường nội địa.

Và để giúp các DN quan tâm hơn nữa tới việc nghiên cứu thị trường nội địa với đầy đủ thông tin về sản phẩm, thị trường, tâm lý mua hàng của người tiêu dùng theo yếu tố vùng miền..., Bộ Công thương đang bắt tay vào nghiên cứu những nội dung này để cung cấp cho DN.

Các thông tin này khi được công bố sẽ giúp cho DN biết được một phần về thị trường như sản phẩm nào cần được sản xuất, bán ở đâu với sức mua cụ thể của người tiêu dùng như thế nào. Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, những thông tin này chỉ là thông tin "mồi", vừa cung cấp thông tin thị trường cho DN, vừa khích lệ DN tiến hành nghiên cứu thị trường tích cực, cặn kẽ và khoa học hơn nữa để đưa ra được những sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Đây là yếu tố cốt lõi mà DN phải thực hiện trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay bởi không thể chỉ kêu gọi lòng yêu nước của người tiêu dùng khi bắt họ phải sử dụng các sản phẩm giá cao, kém chất lượng. Thực chất của việc khai thác thị trường nội địa, phải nằm ở sự phát huy nội lực của DN, nhất là trong khâu cải tiến chất lượng, mẫu mã, tiếp cận thị trường thông qua các sản phẩm cụ thể.

 

 

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Chính quyền phó mặc cho doanh nghiệp
  • Khuyếch trương thương hiệu bằng bánh trung thu
  • Sức khỏe người lao động: Chăm sao cho đúng
  • Người dân và chủ đầu tư đều có lợi
  • Không chỉ là giá thành
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
  • Lại bỏ quên “thượng đế” nội
  • Đang lấy lại phong độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi