Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu thuế Bảo vệ môi trường: Thận trọng với biến động giá cả

Nếu bị đánh thuế môi trường theo khung tối đa của Quốc hội dự kiến thì hai nhóm xăng dầu và than sẽ tác động mạnh tới giá cả thị trường - thông tin được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra, tại Dự thảo lấy ý kiến đóng góp cho Luật Thuế Bảo vệ môi trường vừa được Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng.

 Đóng gần 1,5 triệu đồng/ người/ năm

Theo dự thảo Thuế môi trường, sẽ có 5 nhóm đối tượng phải chịu thuế đó là xăng dầu (gồm xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut...), than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng.

Trong đó, xăng các loại chịu mức thuế từ 1.000 - 4.000 đồng/lít, dầu diesel 500 - 2.000 đồng/lít, than 6.000 -30.000 đồng/tấn, túi nhựa xốp 20.000 - 30.000 đồng/kg; các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc sử dụng trong nông nghiệp, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho) có mức thuế dự kiến dao động từ 500 đến 3.000 đồng/kg...

Dự án luật này nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2010, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1- 1- 2012. Theo các chuyên gia kinh tế, với khung thuế trên, mức thu thuế môi trường tối thiểu mỗi năm sẽ là 14.300 tỷ đồng, còn mức thu tối đa là 57.000 tỷ đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Trường Thành - Viện Bảo vệ thực vật cho rằng: Nhà nước tính thuế thì sẽ đánh vào doanh nghiệp hay người sản xuất gây hại cho môi trường. Nhưng đó chỉ là đối tượng trung gian, người phải gánh tất cả những mức phí chồng phí đó là người dân.

Như vậy, nếu chia bình quân cho khoảng 40 triệu dân thuộc độ tuổi lao động thì mỗi người phải đóng 1.425.000 đồng/năm. Cùng với nó sẽ là nguy cơ hình thành mặt bằng giá mới trên nhiều nhóm hàng hóa. Trong đó, than, xăng dầu còn là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất.

Cẩn trọng với hệ lụy tăng giá từ xăng dầu

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) đặc biệt nhấn mạnh: Nên cẩn trọng với việc đánh thuế môi trường vào các mặt hàng xăng dầu, than... vì nó tác động lớn tới giá cả.

Hiện mỗi năm Việt Nam sử dụng 15 triệu tấn xăng dầu, 30 triệu tấn than và xuất khẩu 25 triệu tấn than đá. Theo dự thảo luật, khi thực hiện thuế môi trường sẽ không thu phí xăng dầu (hiện là 1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít diesel và 300 đồng/lít dầu), nhưng nếu áp dụng mức thuế tối đa là 4.000 đồng/lít xăng và 2.000 đồng/lít dầu, thì sẽ tương đương 25% mức giá bán hiện hành.

"Điều này sẽ tác động trực tiếp tới giá cả và lạm phát ở Việt Nam do ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu, trong khi giá bán xăng dầu đang phải gánh những khoản thu ngân sách nhà nước không hề nhỏ" - TS Ánh nhận định.

Cũng theo vị tiến sĩ này, nếu áp mức thuế bảo vệ môi trường 6.000 - 30.000 đồng/ tấn than, và Nhà nước vẫn áp dụng thu phí môi trường đối với khai thác than sẽ làm mặt hàng này tăng 1 - 5% giá bán, kéo theo các hệ lụy, áp lực tăng giá tới giá điện và tới thị trường giá cả.

Trong khi đó các mặt hàng như túi nilon, hay thuốc bảo vệ thực vật... theo các chuyên gia kinh tế, việc đánh thuế nếu áp dụng khung thuế suất tối thiểu hay tối đa đều ít tác động tới thị trường giá cả do quy mô sử dụng và quy mô thu không đáng kể.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng cho rằng: Nên cân nhắc khoảng cách độ giãn của khung, giữa mức tối thiểu và mức tối đa không nên quá rộng, để tránh tác động lớn tới giá cả thị trường khi áp dụng thuế suất. Ví dụ nhóm xăng chênh lệch 3 - 4 lần, nhóm mỡ nhờn chênh lệch 6 - 7 lần trong khi đó nhóm túi nhựa xốp chỉ có 1,5 lần.

Nên áp dụng thuế bảo vệ môi trường với thuốc lá

Bà Phan Thị Hải, Phó Chánh Văn phòng chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho rằng để kiểm soát thuốc lá, ngoài việc có luật kiểm soát thì hầu hết các nước trên thế giới đều coi thuế là một trong những giải pháp tối ưu. Cụ thể, mức thuế thuốc lá ở các nước phát triển chiếm tổng giá thuốc thành phẩm là trên 60% thì ở Việt Nam chỉ có 42%. Với mức thuế này, Việt Nam chỉ cao hơn được so với hai nước là Lào, Campuchia.  

(Theo Tienphong)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Lựa chọn đột phá điểm
  • Tìm cơ hội đầu tư vào hạ tầng
  • Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc được đặt tên là đại lộ Thăng Long
  • Các hồ thủy điện miền Nam, miền Trung " khát" nước
  • Bão CONSON gây gió giật cấp 14 trên Biển Đông
  • Bệnh viện điện mặt trời đầu tiên
  • Mặt bằng lương tại Việt Nam tăng cao trong năm 2010
  • Tạo thêm đà cho hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi