Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cúm A/H1N1 đe dọa sự hồi phục kinh tế toàn cầu

 
Virus cúm A/H1N1 đã phát triển thành một đại dịch toàn cầu.

Trong khi các thị trường thế giới đang bắt đầu "ăn mừng" khi chứng kiến các dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, đại dịch virus cúm A/H1N1 vẫn được xem là một nguy cơ lớn, có thể hủy hoại sự hồi phục mới chớm nở này. 


Dù mới phát hiện cách đây bốn tháng, song virus cúm A/H1N1 đã phát triển thành một đại dịch toàn cầu và các chuyên gia cảnh báo virus này có thể gây thiệt hại cho hệ thống sản xuất và ngành tài chính, tùy thuộc vào mức độ bùng phát của dịch bệnh.

Đối mặt với bản chất "không lường" của loại virus chết người này, các chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ rất khó đánh giá tác động của cúm A/H1N1 đối với sự phục hồi kinh tế.

Người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Simonetta Nardin cho biết những tác động của virus cúm A/H1N1 đối với sự ổn định của nền tài chính toàn cầu và kinh tế thế giới sẽ được cập nhật trong bản "Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu và Triển vọng kinh tế thế giới" sắp tới của IMF. 

Theo đánh giá của IMF, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả thế giới trong năm 2009 ước tính đạt 54.863 tỷ USD, đại dịch cúm A/H1N1 có thể gây thiệt hại từ 384 tỷ đến 2.633 tỷ USD. 

Trong khi đó, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tính rằng mức thiệt hại mà một đại dịch cúm có thể gây ra cho kinh tế thế giới sẽ dao động từ 0,7%-4,8% GDP, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của nó.

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết kể từ khi bắt đầu bùng phát tại Mexico cách đây 4 tháng, cúm A/H1N1 đến nay đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người trong tổng số gần 200.000 người nhiễm bệnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Giáo dục đại học: Quản lý đang tụt hậu
  • Trường công lập tự chủ tài chính: Còn nhiều vướng mắc
  • Các hãng HK quốc tế vẫn thờ ơ với Huế
  • Xây dựng ký túc xá sinh viên: Cơ chế thoáng, tốc độ chậm
  • Xây dựng lại chung cư cũ: Vướng mắc từ nhận thức đến thực tế
  • Giá đất đền bù phải theo giá thị trường
  • Tận dụng lợi thế tự nhiên để chỉnh trang kênh rạch
  • Mạnh tay với “thượng đế”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi