Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sống bên lề sân golf

Nông trường chè Lương Mỹ nằm ôm trọn hồ Văn Sơn tới đây sẽ là sân golf Văn Sơn (Hà Nội). Hồ Văn Sơn đẹp và phẳng lặng, nhưng cuộc sống của hơn 1.000 người giao đất cho dự án sân golf nơi đây thì đã không còn bình yên như vậy

Ông Chinh, bà Phái bên túp lều tạm hai năm nay

Bà Nguyễn Thị Phái loay hoay trong cái lều tạm bợ cao chưa đến 1,5m, ngổn ngang đồ đạc, chon von giữa bãi đất đồi nhấp nhô những máy ủi máy xúc. Nơi đây không lâu nữa sẽ là khu tái định cư của những gia đình đã giao toàn bộ đất đai nhà cửa vườn tược cho dự án sân golf Văn Sơn tại Chương Mỹ, Hà Nội.

Không nhà, không việc

Bà Phái lật tìm đống giấy tờ để trong cái túi cũ, có cả bản photo các bài báo viết về dự án sân golf nơi đây để đưa cho phóng viên. Đây là công việc thường xuyên của bà bởi hai năm nay kể từ khi gia đình bàn giao đất cho sân golf, cả hai ông bà và gia đình con cái đều không có việc làm. “Toàn lấy tiền đền bù đất ra ăn, lại nuôi thằng út học nên chả còn”, bà Phái phân trần cho số tiền vài trăm triệu đền bù cho hai thửa đất gần 6.000m2 giờ đã gần cạn. Nhà bà có ba người con, hai đã có gia đình và một đang đi học. Nhưng cả nhà vẫn chung sổ hộ khẩu nên chỉ được một suất tái định cư. Còn hai suất nữa không biết trông cậy vào đâu, bà Phái dựng lều để “tái định cư tại chỗ”, không nhà và cũng không việc. Ông Chinh, chồng bà giờ cũng đã hơn 50 tuổi, cứ ngồi trong căn nhà tạm nhìn ra trời nắng đến hết ngày.

Những người dân ở đây đang cùng chung nỗi lo như gia đình ông Chinh, bà Phái. Trần Duy Thắng (Toản), người thôn Văn Mỹ xã Hoàng Văn Thụ hai năm nay không có việc làm. Gia đình Thắng bị thu hồi 200m2 đất cả nhà cửa vườn tược, hiện giờ vợ con đang phải đi ở nhờ. Do vẫn chung sổ đỏ với bố mẹ nên Thắng chỉ được hỗ trợ tiền thu hồi đất mà không được đất tái định cư. Như những người dân ở đây, gia đình Thắng không có ruộng cấy lúa mà tất cả trông chờ vào mảnh vườn và ao cá. Trước khi giao đất, Thắng trồng cây cảnh, cây ăn quả lâu năm, thu nhập cũng vài chục triệu mỗi năm. Bây giờ, Thắng làm thay việc của phụ nữ là ở nhà trông hai đứa con nhỏ vì xã chưa có trường mẫu giáo. Vợ anh may mắn được người dưới Miếu Môn thuê làm nhựa nên sáng đi chiều về, mỗi tháng được 900.000đ.

Làng quê không bình yên

Nông dân bị buộc thành người đô thị

Hai khu tái định cư cho người dân được quy hoạch mang dáng dấp đô thị. Thêm một khu tái định cư nữa đang được san lấp, chỗ gia đình bà Phái đang dựng lều tạm. Hơn 200 hộ bị thu hồi đất với hơn 1.000 nhân khẩu giờ sống tập trung nhà cửa san sát khác hẳn với những ngôi nhà nằm giữa các mảnh vườn trồng cây ăn trái trước đây. Nhiều gia đình được giao đất không đủ tiền xây nhà đã xắn đất tái định cư ra để bán. Có gia đình như nhà bà Tư Bảy đã bán tới 2/3 đất tái định cư để lấy tiền xây nhà và sinh hoạt.

Hai năm nay ngoài việc trông con, Thắng để thời gian đi khiếu kiện. Chuyện khiếu kiện của Thắng liên quan đến mấy cây bạch đàn trên đất nhà mình mà Thắng tiếc nên chặt cây và thái độ ứng xử của cán bộ địa phương. Thắng đã khiếu nại đến nhiều nơi, nhận được phản hồi, chưa hài lòng, Thắng tiếp tục gửi đơn khiếu kiện. Cuộc sống của Thắng thay đổi. “Chúng tôi là nông dân, chỉ biết cuốc đất nhưng giờ phải tìm hiểu về thủ tục khiếu kiện, cái đầu đọc chữ không nổi”, Thắng nói.

Ông Lê Quốc Được quyết định thả một đợt cá giống mới. Thửa đất gần 12.500m2 của gia đình ông cũng nằm trong diện tích phải thu hồi, nhưng ông không đồng ý với phương án đền bù. Ông Được lo nhất là đám con cái trong nhà vẫn đang tuổi rong chơi, không có đất chúng biết làm gì tới đây. Thậm chí, trong làng đã có nhiều gia đình con cái sa vào nghiện ngập cờ bạc chỉ vì không việc làm và tự nhiên có một khoản tiền.

Khu tái định cư cũng không làm cho người dân hài lòng. Ông Tạ Cao Hường đưa tay chỉ đường điện cao thế đi vòng qua khu dân cư, lo lắng: “Đường điện cao thế không đủ hành lang an toàn, lại làm chìa ra đường thế này, nhỡ dân có việc gì, ai chịu?” Vẻ lo lắng hiện lên ở hầu hết các gương mặt người dân mà tôi tiếp xúc. Nhà cửa đất đai giao cho sân golf đã hai năm nay, cũng chưa thấy dự án có thêm bước tiến nào. Ngày ngày người dân đi qua mảnh vườn nhà mình mà tiếc đứt ruột. Tại thời điểm này họ cũng không thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của thành phố về đào tạo nghề và tạo việc làm, bởi chính sách này chỉ dành cho những nông dân mất đất từ sau 1.7.2008 tới nay.

 

(Theo Bài và ảnh: Lê Phượng/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Thông xe cầu Phú Mỹ: Lo đường chưa thoáng
  • Chiếu xạ không thể biến thịt “bẩn” thành sạch
  • TP.HCM: dứt hạn bà chằn, lại mưa ngập
  • Mưa dầm thấm lâu
  • Thực hiện cuộc vận động “Người việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Hàng nội và tư duy tiểu nông
  • Chất thải độc hại ngang nhiên qua “luồng xanh”
  • Cách mạng tháng Tám tạo tiền đề phát triển kinh tế
  • Bấp bênh xuất khẩu da giày
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi