Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn chưa có quy chuẩn cho chất lượng nước mắm

Việc hậu kiểm chất lượng sản phẩm thực tế chưa được quan tâm nhiều

Việc hậu kiểm chất lượng sản phẩm thực tế chưa được quan tâm nhiều

Hiện tượng trên thị trường gần đây xuất hiện “nước mắm có vi khuẩn gây bệnh” khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng về chất lượng nước mắm. Toạ đàm “Chất lượng – Thương hiệu nước mắm với người tiêu dùng” do Bộ Công Thương và Cty Bizlink Media tổ chức mới đây một lần nữa cho thấy chất lượng nước mắm vẫn còn nhiều điều cần bàn.


Hiện nay, nhà sản xuất tự kiểm tra và đưa sản phẩm ra thị trường. Câu hỏi nêu ra là liệu các DN sản xuất tự đăng ký và công bố chất lượng, còn việc hậu kiểm chất lượng sản phẩm thực tế có đúng với chất lượng công bố hay không thì cũng chưa được quan tâm nhiều.


Cần tăng cường giám sát


Theo kết quả kiểm nghiệm của các Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, vi khuẩn Clostridium perfringens có trong nước mắm của nhiều DN sản xuất thường vượt mức cho phép đến 10-12 lần sẽ gây hại tới đường tiêu hóa và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất khi kiểm tra còn phát hiện có vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus - quy định không được phép hiện diện trong thực phẩm.


Theo Tiến sĩ Vũ Thị Bạch Nga -Trưởng ban Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, chính việc chưa được quan tâm nhiều tới việc giám sát sản xuất của hệ thống DN nên dẫn tới tình trạng chất lượng nước mắm chưa kiểm soát được chuẩn về vi khuẩn gây hại, các chất phụ gia gây độc có trong nước mắm cũng như về độ đạm có đúng như DN công bố hay không... Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho biết, người tiêu thụ rất quan tâm đến sự hiện diện của các loại hoá chất độc trong thực phẩm. Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra cho sức khỏe chúng ta trong hai ba chục năm sau? Giới kỹ nghệ đã cảm nhận điều này và để trấn an người tiêu thụ nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một vài loại sản phẩm có đề thêm câu: Không có thêm chất bảo quản, không có hóa chất, không có hàn the (sans agent de conservation, pas dadditifs, no preservatives added),... Trong khi thực tế, các chất được cho vào làm phụ gia sản xuất nước mắm được bày bán khá phổ biến. Các hóa chất cấm, không phải gây ngộ độc ngay như thuốc độc mà tích tụ từ từ trong cơ thể, đến một liều lượng nhất định nào đó mới gây ra bệnh ung thư hay các bệnh khác.


Đóng dấu cấp phép lên nhãn sản phẩm


Theo PGS TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia tất cả các nhà sản xuất nước mắm làm từ cá chượp muối hiện nay đều phải áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5107:2003 (thay thế TCVN 5107:93 và TCVN 5526:91) do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này có quy định các chỉ tiêu hóa học về hàm lượng nitơ toàn phần, nitơ axit amin, hàm lượng muối... và các chỉ tiêu sinh vật như  tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc Coliform, Ecoli, Cl.perfringens, S.aureus, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc... trong 1 ml tối đa cho phép. Theo Tiêu chuẩn VN về vi sinh của sản phẩm nước mắm có 5 chỉ tiêu: Thứ nhất, vi khuẩn hiếu khí (VKHK): không vượt quá 105 (khuẩn lạc/1 ml). Thứ hai, men mốc: không vượt quá 10 (khuẩn lạc/1 ml). Thứ ba, khuẩn gây ngộ độc thực phẩm: Staphylococcus aureus, E. Coli: không được có; Thứ tư, khuẩn Coliforms: không vượt quá 100 (khuẩn lạc/1 ml); Thứ năm, khuẩn Clostridium perfgingens: không vượt quá 10 (khuẩn lạc/1 ml). Hàm lượng đạm là một trong những yếu tố để chia mức chất lượng cho nước mắm. Chẳng hạn loại đặc biệt có độ đạm từ 30 độ N trở lên, loại hạng 1 khoảng 15 độ N, loại hạng 2 (thấp nhất mà nước mắm tối thiểu phải có) từ 10 độ N trở lên. Để sản phẩm có độ đạm cao hơn, nhà sản xuất có thể dùng hai cách: cô đặc bằng cách rút nước, tạo nên nước mắm có 50 - 60 thậm chí 70 độ đạm. Hoặc đưa urê vào nước mắm, nhưng cách này ít dùng vì chỉ tăng được hàm lượng đạm toàn phần rất ít và dễ làm thay đổi hương vị.


Mặc dù để sản xuất được một chai nước mắm chất lượng và đủ tiêu chuẩn, DN sản xuất phải thực hiện một quy trình hết sức nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất đã không thực hiện nghiêm chỉnh quy định khắt khe này. Kiến nghị của người tiêu dùng là: “Các cơ quan chức năng cần phải “đóng dấu” cấp phép lên nhãn mác sản phẩm, ghi rõ sản phẩm này không có vi khuẩn gây hại để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe gia đình mình".


Hi vọng Bộ Y tế và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sớm đưa ra quy chuẩn rõ ràng về chất lượng nước mắm để người tiêu dùng có thể phân biệt và mua được những chai nước mắm đảm bảo chất lượng về cho gia đình.

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cần tăng sức mạnh nội lực
  • Chính quyền phó mặc cho doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tự đánh thức bản thân
  • Khuyếch trương thương hiệu bằng bánh trung thu
  • Sức khỏe người lao động: Chăm sao cho đúng
  • Người dân và chủ đầu tư đều có lợi
  • Không chỉ là giá thành
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi