Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần lộ trình cho việc tăng giá điện

Ông Thái Phụng Nê. Nguồn: Internet
Từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Năng lượng và hiện đảm nhiệm vị trí Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các dự án điện, ông Thái Phụng Nê cho rằng, chỉ lấy “điện nuôi điện”, mới phát triển bền vững.
 
Hai báo cáo mỗi năm sau khi đi kiểm tra các dự án điện đang xây dựng của ông có rất nhiều nhận định và kiến nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự án điện. Nhưng trên thực tế, các dự án điện vẫn còn tình trạng ì ạch...?

Có 3 khó khăn trong triển khai các dự án điện. Đó là thiếu vốn, giải phóng mặt bằng chậm và thực hiện thiếu quyết liệt. Vấn đề thiếu vốn có thể nói là nghiêm trọng. Theo tôi, cách tốt nhất là lấy “điện nuôi điện”. Không có ngân sách nào có thể bù lỗ được cho việc xây dựng các công trình điện. Để giải quyết vấn đề vốn, sẽ phải thực hiện qua giá điện và nền kinh tế phải chấp nhận.

Vấn đề giải phóng mặt bằng được đánh giá rất khó khăn. Nhiều nơi chỉ có 10 hộ mà kéo dài hàng năm, không thể giải quyết được. Ở đây, có thực tế là người dân đã giác ngộ hơn và họ đòi hỏi theo chế độ chính sách, trong khi chế độ chính sách lại luôn thay đổi. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo tổ chức thực hiện có phần thiếu quyết liệt từ các chủ đầu tư, nhà thầu.

Gần 2 năm trước, ông từng nhận xét với lãnh đạo Chính phủ rằng, “không động đến trách nhiệm của người đứng đầu, thì khó có thể đẩy nhanh tiến độ các công trình điện”. Vậy có gì chuyển biến trong quá trình thi công các dự án điện sau đó, thưa ông?

Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các bên đã tích cực hơn nhiều. Nhưng câu chuyện này cũng liên quan đến tính cách người Việt Nam. Đó là thiếu kỷ cương, thường khi chậm tiến độ, lại đổ lỗi cho lý do khách quan, như thiếu vốn, chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng...

Liên quan đến ý “dùng điện nuôi điện”, ông bình luận thế nào về đề xuất tăng giá điện lên 8 UScents/kWh của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) mới đây?

Đề xuất của VEA là hướng tới để làm sao đầu tư vào điện có lợi nhuận thích hợp (ít nhất trên 10%). Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào điện yêu cầu mức lợi nhuận 15%. Người ta làm điện, tích lũy được thì mới có vốn đối ứng, vốn tự có để đi vay, mở L/C và tiếp tục triển khai các dự án điện khác.

Vậy câu chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi muốn khởi công một số dự án điện đã có ý định vay vốn ngân hàng để có vốn đối ứng, qua đó giải ngân được các khoản vay khác, được nhìn nhận thế nào?

Nếu cứ như thế sẽ tới lúc mất cân đối vốn. Vốn tự có phải là 20-30% và phải lấy từ giá điện để tích lũy và tái đầu tư. Có như vậy, mới đảm bảo thu hút đầu tư vào ngành điện. Còn không như chúng ta đã biết, 15 năm qua, không có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào ngành điện, vì mức giá thiếu hấp dẫn.

Nhưng dư luận có vẻ bức xúc với đề nghị tăng giá điện lên 8 UScents/kWh của VEA?

Đến Trung Quốc, hiện giá điện cũng là 8 UScents/kWh mà năng suất lao động của họ cao hơn mình, tự làm được nhiều ngành công nghiệp phụ trợ hơn mình. Còn Việt Nam, lấy gì làm ưu thế, mà lại đòi hỏi giá rẻ hơn! Nhưng với mức giá điện mà VEA đề nghị, thì cần lộ trình khoảng 3 năm.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Lãnh đạo Ba Vì: Đầu tư đất không thể “ăn” ngay được
  • Đồ án quy hoạch chung Hà Nội và Trục Hồ Tây – Ba Vì: Không có cơ sở!
  • Sóc Trăng đầu tư phát triển thủy lợi
  • Thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng dung dịch
  • Vịnh Hạ Long ô nhiễm dầu nặng nhất nước
  • Hà Nội có thêm 43 tuyến đường, phố mới
  • Cầu Bình Triệu 2 sẽ thu phí vào ngày 5/9
  • Thí điểm xây dựng chuỗi thực phẩm sạch tại TP HCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi