Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vịnh Hạ Long ô nhiễm dầu nặng nhất nước

Các phương tiện vận tải nhỏ chạy bằng xăng - dầu hoạt động ở khu vịnh kín thải ra lượng dầu chiếm tới 70% tổng lượng dầu thải vào biển của cả vùng vịnh Hạ Long

Theo Báo cáo về hiện trạng ô nhiễm các vùng ven biển VN mới đây nhất, vịnh Hạ Long là nơi có mức độ ô nhiễm dầu nặng nhất nước.

Đặc biệt, vùng nước cảng Cái Lân có thời điểm hàm lượng dầu trong nước biển đạt tới 1,75 mg/l, cao gấp 6 lần TCVN và gấp hàng chục lần tiêu chuẩn ASEAN. Có đến 1/3 diện tích mặt vịnh thường xuyên có hàm lượng dầu từ 1- 1,73 mg/l. Hàm lượng dầu trong trầm tích ven bờ hai bên Cửa Lục đạt mức cao nhất 752,85 mg/kg.

Nguyên nhân gây ô nhiễm vịnh là do các phương tiện vận tải nhỏ chạy bằng xăng - dầu hoạt động ở khu vịnh kín thải ra lượng dầu chiếm tới 70% tổng lượng dầu thải vào biển của cả vùng vịnh Hạ Long. 100% tàu có công suất dưới 220 kW lưu thông trên vịnh đều xả trực tiếp nước thải lẫn dầu chưa qua xử lý xuống vịnh. Bên cạnh đó, nguồn phát thải không được kiểm soát của các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ dọc theo bờ vịnh cũng làm gia tăng đáng kể lượng dầu thải. Ngoài ra, các vụ tràn dầu do tai nạn, việc xúc rửa tàu dầu, rò rỉ do cấp dầu trên biển và các tai nạn hàng hải khác chiếm tỉ lệ khoảng từ 2 - 4% tổng lượng dầu thải ra vịnh.

(Theo Mỹ Hạnh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hà Nội có thêm 43 tuyến đường, phố mới
  • Cầu Bình Triệu 2 sẽ thu phí vào ngày 5/9
  • Thí điểm xây dựng chuỗi thực phẩm sạch tại TP HCM
  • TPHCM và các tỉnh phối hợp tiêu thụ heo khỏe
  • TP.HCM cần tăng trưởng kinh tế chất lượng
  • Yêu cầu Hà Nội "chốt" danh sách trường học, bệnh viện phải di dời
  • Hà Nội chấn chỉnh các đại lý internet
  • Bến Tre: Cấm xe máy kéo nhỏ hoạt động trong nội thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi