Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thí điểm xây dựng chuỗi thực phẩm sạch tại TP HCM

Người tiêu dùng luôn mong muốn có chuỗi thực phẩm "sạch"

TP.HCM vừa hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm quản lý theo mô hình chuỗi thực phẩm an toàn giai đoạn 2011-2015. 

Theo đề án này, bắt đầu từ năm 2011, TP.HCM sẽ có những cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch gắn mác “thực phẩm chuỗi". Mọi sản phẩm, hàng hóa tại đây đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn nhờ được kiểm soát từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến chế biến… Sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sản phẩm sạch-an toàn.

Sản phẩm tham gia chuỗi được quản lý theo mô hình khép kín từ trang trại đến bàn ăn, từ khâu nuôi trồng cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sẽ được kiểm soát chặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Các nguyên liệu đầu vào của quá trình nuôi trồng sẽ được giám sát chất lượng như cây và con giống, thức ăn, nguồn nước, việc sử dụng thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật, quy trình nuôi trồng, quy trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản...

Các sản phẩm chế biến muốn tham gia chuỗi cũng phải kiểm duyệt ở tất cả các khâu. Các nguyên liệu đưa vào chế biến phải là các sản phẩm thuộc chuỗi, quy trình chế biến, việc sử dụng phụ gia, chất bảo quản phải theo đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu sản phẩm heo thịt được đem chế biến thành chả lụa, chả giò… hoặc sản phẩm chế biến khác thì phải qua kiểm duyệt quy trình chế biến trước khi đưa vào lưu thông tại hệ thống cửa hàng chuỗi thực phẩm sạch và được gắn mác “thực phẩm chuỗi”.

Một sản phẩm rau sạch để được tham gia chuỗi phải đạt tiêu chuẩn vietgap với trên 20 yếu tố được khảo sát, từ địa hình, khí hậu, nguồn nước, vùng đất đến giống cây trồng, chăm sóc, thuốc bảo vệ thực vật…, bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất cũng đều ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm.

Cơ sở pháp lý của đề án hiện đã được quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010. Tuy nhiên, luật không buộc mọi người phải tham gia chuỗi mà chỉ khuyến khích. Do đó, TP HCM được chọn làm thí điểm trên tinh thần mời gọi DN tham gia tự nguyện, DN thấy có lợi cho sự phát triển bền vững thì sẽ chủ động đăng ký tham gia.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • TPHCM và các tỉnh phối hợp tiêu thụ heo khỏe
  • TP.HCM cần tăng trưởng kinh tế chất lượng
  • Yêu cầu Hà Nội "chốt" danh sách trường học, bệnh viện phải di dời
  • Hà Nội chấn chỉnh các đại lý internet
  • Bến Tre: Cấm xe máy kéo nhỏ hoạt động trong nội thành
  • Quảng Trị: Tân Long mở lối từ...chuối
  • Kiến nghị miễn thuế nhập khẩu xe buýt chạy bằng khí nén
  • Cơ cấu lại nền kinh tế ,đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững ở Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi