Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tại Tp.HCM có tháng 7 giảm mạnh nhất từ 2003

picture 
Diễn biến CPI tại Tp.HCM qua các tháng - Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM.

Cơ quan thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Tp.HCM tiếp tục giảm trong tháng 7 năm 2012.

Diễn biến giống tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2012 của đầu tàu kinh tế phía Nam tiếp tục giảm 0,57% so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất của tháng 7 so với tháng trước tính từ năm 2003 trở lại đây.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI của Tp.HCM chỉ còn tăng 4,3%. Tính từ đầu năm, mặt bằng giá chung của thành phố cũng chỉ tăng 1,47%.

Tiếp đà giảm trong tháng trước, CPI tháng này giảm mạnh hơn do những tác động từ các đợt giảm giá gas và xăng dầu liên tiếp gần đây. Điều này thể hiện rõ ràng qua chỉ số giá 2 nhóm hàng giao thông và nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng đều giảm trên 2% tới gần 3%.

Ngoài ra, chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này cũng giảm 0,57% so với tháng trước do tác động mạnh mẽ từ sự giảm giá của nhóm hàng lương thực. Mặc dù trong tháng có các đợt thi đại học, lượng người nhà và thí sinh các tỉnh đổ về thành phố nhiều nhưng chỉ số giá nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình vẫn tiếp tục giảm.

Điều này cũng phản ánh phần nào sức mua của người dân đang giảm dần do tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều người tiêu dùng cho rằng hiện tại không phải thời điểm thích hợp để mua sắm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan như thời tiết mua nhiều và các buổi chiều và học sinh sinh viên đang kỳ nghỉ hè nên các ngành hàng phục vụ cho đối tượng này cũng không tăng mạnh.

Cùng với mức giảm 0,29% so với tháng trước của thủ đô Hà Nội đã được công bố, có cơ sở để tin rằng CPI cả nước tiếp tục giảm trong tháng 7/2012 với mức giảm có thể nhiều hơn mức giảm của tháng trước.

  • “Sai phạm nghìn tỷ” tại các dự án BT, bài toán khó giải?
  • Hà Nội có bãi đỗ xe ôtô tự động đầu tiên
  • Hà Nội sẽ xóa sổ chợ
  • Nông dân Việt Nam khóc ròng vì hoa Trung Quốc
  • Hà Nội chi hơn 370.000 tỷ đồng bình ổn giá
  • Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc
  • Đầu tư xe buýt CNG: Bên trọng bên khinh
  • Văn Giang và viễn cảnh nông dân “góp cổ phần”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi