Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội : Chủ động hội nhập


May sản phẩm xuất khẩu tại Công ty May 10.

 Sau 3 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vớikinh tế quốc tế, từng bước cải thiện, nâng cao vị thế của mình. Đóng góp vào kết quả chung đó là những hoạt động cụ thể của từng địa phương, nhất là những đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội.

Hướng mạnh vào kinh tế đối ngoại

Ba năm qua, Hà Nội tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng "mở" và hiện đại, trong đó nhấn mạnh vai trò của khu vực dịch vụ (hiện chiếm tỷ trọng 51% GDP) rồi đến công nghiệp và nông nghiệp. Hoạt động kinh tế đối ngoại được chú trọng và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chủ yếu là xuất khẩu (XK). Các mặt hàng XK của Hà Nội đã có mặt tại thị trường hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc độ gia tăng kim ngạch trung bình 3 năm qua là 17,2%. Việc duy trì XK được lồng ghép trong các chương trình xúc tiến thương mại, khai thác hoặc mở rộng thị trường tác động tích cực vào việc hình thành thương hiệu cho sản phẩm Hà Nội, đồng thời góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch XK cả nước. Thông qua vai trò và vị trí đầu mối của mình, Hà Nội cũng đóng góp vào việc tìm thị trường, lưu thông phân phối và cung ứng dịch vụ liên quan đến XK cho các tỉnh, thành phố bạn.

Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được đẩy mạnh và là một nguồn cung quan trọng phục vụ mục tiêu tăng trưởng. Đến nay, Hà Nội vẫn là một trong những địa phương đứng đầu về thu hút nguồn ngoại lực. 3 năm qua, Hà Nội thu hút 919 dự án ĐTNN, với tổng vốn đăng ký mới và tăng vốn gần 8 tỷ USD. Trên địa bàn đã, đang hình thành những công trình, dự án ĐTNN có tầm cỡ quốc gia, công nghệ cao thuộc lĩnh vực bất động sản, điện tử, tài chính - ngân hàng và viễn thông, là cơ sở để nền kinh tế của Thủ đô từng bước thay đổi về chất theo hướng hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế thương mại của khu vực ASEAN.

Hiện tại, Hà Nội có quan hệ và đón khách đến từ 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, thường chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Trung bình mỗi năm Hà Nội đón hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trú tốt, nên Hà Nội đã đảm đương có hiệu quả nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức nhiều sự kiện quốc tế có quy mô lớn một cách chu đáo và thành công trong đánh giá của cộng đồng thế giới, trên cơ sở đó đã khẳng định được thương hiệu "Thành phố vì Hòa bình". Các hoạt động đối ngoại cũng diễn ra sôi động. Đó là những hợp tác giữa Hà Nội với các thành phố Bắc Kinh, Côn Minh (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào), Tôkyô (Nhật Bản), Xơun (Hàn Quốc), Pari (Pháp)... Từ đó nhiều dự án quan trọng đang được nghiên cứu hoặc triển khai như các dự án: xây dựng, phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng; đô thi sinh thái Ngọc Hiệp - Đồng Trúc (Thạch Thất), trồng lúa nước tại Môdămbíc (châu Phi)…

Tuy nhiên, quá trình hội nhập của Hà Nội cũng bộc lộ một số hạn chế. Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đô thị yếu, thiếu và chậm được cải thiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội; chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng thị trường và vị thế đầu mối giao thương quốc tế; tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK còn hạn chế; nạn hàng giả, buôn lậu và vi phạm bản quyền vẫn diễn ra gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh...

Nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Có thể nói, những kết quả thu được của Hà Nội những năm gần đây rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thành phố sẽ tiếp tục sửa đổi, ban hành các văn bản, quy định theo yêu cầu cam kết quốc tế, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung cơ bản hoặc chuyên ngành về hội nhập ở các cấp, ngành, địa phương. Nhiều hội thảo về pháp lý, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế, hải quan, khiếu kiện trong giao thương quốc tế... đã được tổ chức. Các tổ chức quốc tế đã đánh giá công tác tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng về hội nhập WTO đã có bước biến chuyển đáng kể, hỗ trợ cho việc đẩy nhanh tốc độ hội nhập của Hà Nội. Đặc biệt, để thúc đẩy hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, Hà Nội đã thành lập các tổ công tác về: ĐTNN, tiếp nhận xử lý vướng mắc về thủ tục hành chính, thiết lập "đường dây nóng", tổ chức các cuộc đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), nhất là các DN có vốn ĐTNN. Giai đoạn sau năm 2010, Hà Nội chủ trương "gọi"ĐTNN vào những lĩnh vực có trình độ quản lý, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh lớn như sinh học, vật liệu mới, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch, điện tử…

Để đạt mục tiêu trên, Hà Nội tập trung nghiên cứu và áp dụng những biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh. Thành phố khuyến khích DN đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại để cho ra đời sản phẩmtốt, giá thành hạ, từ đó nâng cao kim ngạch XK. Hà Nội cũng huy động nguồn lực theo phương thức xã hội hóa cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, kịp thời bổ sung những thiếu hụt về ngoại ngữ, tin học, pháp luật theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ công chức và doanh nhân; cung cấp chuyên gia, lao động chất lượng cao và tham gia XK lao động; xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế mới, tăng cường số lượng hội chợ, "gọi" ĐTNN và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững…


(Theo Hồng Sơn/HNM)

  • Không có nhiều biến động lớn
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương năm 2009 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái
  • TP.HCM phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%
  • Khai thác tiềm năng khoáng sản ở Bắc Cạn
  • Sẽ có tuyến đường sắt cao tốc dưới lòng sông Hậu
  • Sơn La cần phát huy công nghiệp thủy điện
  • Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 182 triệu USD
  • Lai Châu phấn đấu vượt khó hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi