Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%

Sản xuất thực phẩm tại công ty Vissan, Thành phố Hồ Chí Minh. - tinkinhte.com
Sản xuất thực phẩm tại công ty Vissan, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 28/12, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã yêu cầu các Sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trực thuộc thành phố quản lý ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tập trung nỗ lực phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đạt mức trên 10% trong năm 2010.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, ông Lê Hoàng Quân nhấn mạnh đến những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện như đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển các ngành và lĩnh vực.

Thành phố cũng nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội thực hiện có hiệu quả chủ đề “Năm 2010 - Năm thực hiện nếp sống văn minh-mỹ quan đô thị”.

Hội nghị tập trung trao đổi, bàn bạc về những giải pháp cần thực hiện để phát huy tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp, vượt qua những khó khăn thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế năm 2010 như: so với năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 12,7%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến 172.000 tỷ đồng, bằng 41,8% GDP; thu ngân sách trên địa bàn 144.200 tỷ đồng, tăng 15,24%; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 7%.

Thành phố cũng phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu khác như số lao động được giải quyết việc làm đạt 270.000; số lao động được tạo việc làm mới đạt 120.000; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề 58%; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5,1%; tỷ lệ hộ nghèo theo chí mới của thành phố giảm còn 7,2%; mức giảm tỷ lệ sinh dưới 0,1%; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch ở đô thị 96%, ở nông thôn là 85%.

Trong phát triển dịch vụ, thành phố tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh; khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ; phát triển thương mại trong nước theo hướng đảm bảo quan hệ cung-cầu hàng hóa thiết yếu.

Trong phát triển công nghiệp, thành phố đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tập trung phát triển nhanh các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng khoa học-công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt tổng sản phẩm nội địa (GDP) 332.076 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008, trong đó khu vực dịch vụ tăng 9,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, khu vực nông nghiệp tăng 2,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn duy trì gấp 1,53 lần so với tăng trưởng GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 46,3 triệu đồng/người - tương đương với 2.606 USD/người./.
 
(Theo Hà Huy Hiệp // Vietnam+)

  • Khai thác tiềm năng khoáng sản ở Bắc Cạn
  • Sẽ có tuyến đường sắt cao tốc dưới lòng sông Hậu
  • Sơn La cần phát huy công nghiệp thủy điện
  • Quảng Ngãi: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 182 triệu USD
  • Lai Châu phấn đấu vượt khó hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
  • Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi
  • TP.HCM: “Điểm tựa thị trường trong nước”
  • Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi