Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Cung cấp đủ hóa đơn tài chính cho doanh nghiệp

Ngày 22-12, trao đổi với PV Báo Hànộimới, ông Thái Dũng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, sau khi Bộ Tài chính yêu cầu các cục thuế địa phương tăng lượng hóa đơn (do Bộ phát hành) phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp (DN), đủ để sử dụng đến hết ngày 31-3-2011, trung bình mỗi ngày có 60-70 DN đến mua. Mỗi DN đã đăng ký mua hóa đơn với số lượng tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước đó.
 

Tại các Chi cục Thuế nội thành: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy... và văn phòng Cục Thuế TP Hà Nội, lượng DN đến đăng ký mua tăng mạnh. Theo bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Hỗ trợ tuyên truyền (Cục Thuế TP Hà Nội), ngày 22-12, có khoảng 200 DN đến Cục để mua. Trong số đó có DN đã đến hạn mua, DN chưa hết hóa đơn, có trường hợp còn nhiều hóa đơn tồn cũng đến đăng ký mua để sử dụng cho cả quý I-2011 nên xảy ra tình trạng tập trung đông tại một số chi cục, tuy nhiên, các đơn vị vẫn bảo đảm cấp đủ hóa đơn.

Khu vực ngoại thành yên ả hơn. Tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm, mỗi ngày có khoảng 30 DN đến đăng ký mua. Đại diện chi cục cho biết, không xảy ra tình trạng ùn tắc, dù lượng DN đến đông hơn so với ngày thường. Trường hợp DN đăng ký mua nhiều nhất là 50 quyển và chi cục đã duyệt bán sau khi rà soát lượng hóa đơn thực tế DN này sử dụng những tháng trước. Bộ phận bán hóa đơn tại chi cục làm thêm giờ, bảo đảm giải quyết hết những trường hợp có nhu cầu. Chi cục Thuế huyện Thường Tín đã thực hiện việc bán hóa đơn theo đúng chủ trương, song vẫn kiểm soát chặt chẽ lượng bán ra. Do trên địa bàn huyện chủ yếu là DN nhỏ, nên những trường hợp đăng ký mua 5 quyển trở lên đều có sự rà soát của chi cục. Số DN còn lại chủ yếu mua từ 1 đến 3 quyển, đủ để sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Trước tình trạng DN đăng ký mua với số lượng lớn, nhiều hơn nhu cầu sử dụng thực tế, bà Nguyễn Thị Hải Yến khuyến cáo, DN nên căn cứ vào số lượng hóa đơn sử dụng trong quý III và quý IV-2010 để đăng ký mua cho quý I-2011. Lãnh đạo DN không nên phó thác toàn bộ việc đăng ký mua hóa đơn cho bộ phận kế toán mà cần chỉ đạo sát sao về số lượng mua cho sát với thực tế kinh doanh. Bởi nếu mua quá nhiều, ngoài việc gây lãng phí, sau thời hạn 31-3-2011 mà DN không sử dụng hết thì sẽ phải làm thủ tục thanh hủy theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Thái Dũng Tiến cho biết, để tuyên truyền sâu rộng về Nghị định 51 tới DN, tổ chức, cá nhân và nhân dân, bên cạnh việc đọc trên loa phát thanh ở xã, phường, thị trấn, Cục Thuế TP Hà Nội đã niêm yết thông báo tại trụ sở cơ quan thuế, đặc biệt là tại bộ phận một cửa, nơi có nhiều DN đến giao dịch, để người nộp thuế (NNT) kịp thời nắm bắt thông tin… Cục đã tập huấn về Nghị định 51 cho 100% DN trên địa bàn thông qua 140 lớp. Sau tập huấn, Cục tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ NNT thông qua các số điện thoại đường dây nóng; thông báo những DN ngành in đủ điều kiện; cung cấp mẫu hợp đồng in, thanh lý hợp đồng in, mẫu biên bản nghiệm thu sản phẩm để NNT triển khai hợp đồng in hóa đơn. Những hỗ trợ của cơ quan thuế được đăng tải rộng rãi trên trang web theo địa chỉ www.gdt.gov.vn và Cổng giao tiếp điện tử của TP: www.hanoi.gov.vn.

(Theo Hương Ly/HNM)

  • Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa công trình quy mô lớn
  • Năm 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng 19,1%
  • CPI tháng 12 tại Hà Nội tăng 1,83%: Cả nước khó giữ một con số
  • CPI tháng cuối năm tại Tp.HCM tăng 1,61%
  • Ngưng bán xăng do... hết tiền
  • “Nút thắt” trong phát triển kinh tế TP.HCM
  • Kê toa cho doanh nghiệp Nhà nước
  • Đà Nẵng chú trọng tiết kiệm điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi