Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội siết chặt quản lý dịch vụ Internet gần trường học

Từ 1/9 đến nay, Hà Nội đã thực hiện chủ trương về tăng cường quản lý dịch vụ Internet trên địa bàn và đã thực hiện được khoảng 70% công việc.

Hà Nội đang tiếp tục tăng cường quản lý  dịch vụ Internet trên địa bàn. Ảnh minh họa

Theo báo cáo tại cuộc họp ngày 16/9 về tình hình quản lý dịch vụ Internet, đến ngày 15/9, Sở Thông tin và Truyền thông TP (TTTT) tiếp tục nhận được danh sách các đại lý Internet gần trường học từ các Phòng VHTT quận, huyện, thị xã và danh sách các đại lý Internet của Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC, nâng tổng số đại lý Internet trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 2.243 đại lý.

Sở TTTT đã yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ đường truyền (lần 2) đối với 75 đại lý Internet cách cổng ra, vào các trường học dưới 200 m.

Trước đó, ngày 30/8 Sở  cũng đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ngừng cung cấp đường truyền (lần 1) đối với 300 đại lý Internet.

Theo báo cáo của các quận, huyện, hầu hết các cửa hàng Internet gần trường học đã đóng cửa, nhưng vẫn có một số đại lý đối phó bằng cách hạ biển kinh doanh dịch vụ, nhưng vẫn lén lút kinh doanh. Vẫn có những điểm kinh doanh quá giờquy định, có điểm thiết kế luôn cơ sở dịch vụ trên tầng 2.

Các đoàn kiểm tra đã phối hợp với cảnh sát khu vực kiểm tra, giám sát tiến hành xử lý các hộ vi phạm.

Thanh tra Sở TTTT cho biết, qua kiểm tra ở một số nơi, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dịch vụ bố trí 2 đường truyền, trong đó có đường cáp quang đã cắt đường truyền, nhưng đường cáp đồng không cắt hoặc có đại lý liên kết với nhau kéo đường dây từ đại lý này sang đại lý kia, do đó vẫn có tín hiệu. Các trường hợp vi phạm cho biết đơn vị cung cấp đường truyền là FPT Telecom.

Theo Giám đốc Sở TTTT Hà Nội Phạm Quốc Bảo, từ 1/9 đến nay, TP đã thực hiện việc tăng cường quản lý dịch vụ Internet trên địa bàn và đã thực hiện được khoảng 70%. Điều này thể hiện sự cố gắng của các đơn vị chức năng, đặc biệt có vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông đã cùng chỉ ra những bất cập, giúp sức các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Phạm Quốc Bảo khẳng định, với chức năng của mình, Sở sẽ kiến nghị cấp trên rút giấy phép hoạt động kinh doanh nếu các doanh nghiệp không chấp hành đúng hạn vào ngày 30/9 và có hình thức xử lý nghiêm khắc.

Sở TTTT đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các UBND các quận, huyện, thị xã từ ngày 1/9/2010 trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực Internet trên địa bàn phải có ý kiến của Phòng Văn hóa - Thông tin về điều kiện hoạt động kinh doanh Internet.

Sở TTTT cũng đề nghị Công an TP Hà Nội và công an khu vực xử lý quyết liệt hơn nữa đối với các đại lý Internet hoạt động từ 23h đến 6h sáng hôm sau; Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Phòng Văn hóa - Thông tin các quận, huyện rà soát kiểm tra lại các giấy đăng ký kinh doanh Internet ở địa phương...

(Theo  Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Hà Nội: Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân thuê tại Mai Đình, Sóc Sơn
  • Sóc Trăng xác định nền tảng và mũi nhọn từ nông nghiệp
  • Lựa chọn cơ chế đặc thù để phát triển Thủ đô
  • TP.HCM: Sẽ tăng nguồn cung nhà ở xã hội
  • Nghệ An: Bàn giao lưới điện nông thôn bị “vướng” tại 129 xã
  • Ðường lên Tây Bắc hôm nay
  • Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội phát triển bền vững
  • Quảng Bình cần bứt phá từ du lịch, nông nghiệp và biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi