Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sóc Trăng xác định nền tảng và mũi nhọn từ nông nghiệp

Việc Sóc Trăng xác định “nông nghiệp là nền tảng, thuỷ sản là mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là hoàn toàn phù hợp, đồng chí Trương Vĩnh Trọng đánh giá. 

Ảnh: Chinhphu.vn

Sáng 16/9, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, với sự tham dự của 350 đại biểu đại diện cho 26 nghìn đảng viên. Sóc Trăng là một trong 10 tỉnh được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chọn thực hiện thí điểm chủ trương Đại hội bầu trực tiếp bí thư cấp uỷ theo Chỉ thị 37-CT/TW của Bộ Chính trị.

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Đại Hội.

Những kết quả khá toàn diện

Trong nhiệm kỳ (2005 – 2010) vừa qua, Sóc Trăng đạt được những thành tựu, tiến bộ quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội.

Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, trong 5 năm (2005 – 2010), GDP tăng bình quân hàng năm là 11,33%, cao hơn bình quân chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 910 USD (tăng 2,12 lần so với năm 2005).

Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, Sóc Trăng là một tỉnh chuyển dịch khá thành công từ thực trạng sản xuất độc canh, kém hiệu quả thành mô hình sản xuất đa canh, bền vững…, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 75 triệu đồng/ha. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ từ 24,73% năm 2006 xuống còn 9,14%.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trương Vĩnh Trọng ghi nhận và biểu dương những thành tích, kết quả của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.

Tuy nhiên, đồng chí Trương Vĩnh Trọng cũng chỉ ra một số hạn chế mà Sóc Trăng cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Phấn đấu thu nhập tương đương bình quân cả nước

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, Sóc Trăng cần phát huy triệt để các lợi thế để tiếp tục bứt phá vươn lên, phấn đấu đến cuối năm 2015 trở thành tỉnh trung bình khá trong vùng và có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương mức bình quân chung của cả nước.

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng cũng chỉ ra các tiềm năng và lợi thế của Sóc Trăng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới tiềm năng về phát triển nông nghiệp và thủy sản, bởi sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản luôn là thế mạnh của tỉnh.

Sóc Trăng xác định “nông nghiệp là nền tảng, thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là hoàn toàn phù hợp, đồng chí đánh giá. 

Với tinh thần nói trên, đồng chí Trương Vĩnh Trọng đề nghị tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng thâm canh và nâng cao chất lượng, giá trị, tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng và các đại biểu tham dự Đại hội - Ảnh: Chinhphu.vn

Song song với đó, Sóc Trăng cần tập trung phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững.

Đồng thời, giải quyết việc làm, đẩy mạnh chương trình dạy nghề nông thôn, đảm bảo làm sao mỗi thanh niên nông thôn nếu không vào được đại học thì ít nhất cũng có một nghề để có điều kiện vào làm việc ở các khu công nghiệp, dịch vụ để ổn định cuộc sống lâu dài.

Đặc biệt quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu lao động qua đào tạo trên 70%; đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội.

Ngoài ra, đồng chí Vĩnh Trọng cũng lưu ý Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ…

Theo chương trình, Đại hội sẽ diễn ra tới hết buổi sáng 18/9/2010.

(Theo Nguyễn Hoàng // Tin Chính phủ)

  • Lựa chọn cơ chế đặc thù để phát triển Thủ đô
  • TP.HCM: Sẽ tăng nguồn cung nhà ở xã hội
  • Nghệ An: Bàn giao lưới điện nông thôn bị “vướng” tại 129 xã
  • Ðường lên Tây Bắc hôm nay
  • Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội phát triển bền vững
  • Quảng Bình cần bứt phá từ du lịch, nông nghiệp và biển
  • TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch
  • Hà Nội đưa hàng Việt về 19 huyện ngoại thành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi