Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra chỉ thị về việc chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Đây là tỉnh có 137 km bờ biển, trong những năm qua đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH.

Nâng cấp hệ thống đê kè sông, biển

Chỉ thị nêu rõ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; tổng hợp tình hình tác động và kế hoạch ứng phó với BĐKH báo cáo UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành; áp dụng các công nghệ mới, các giải pháp khoa học kỹ thuật hiện đại chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp với BĐKH. Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, mặt nước thủy sản; quy hoạch khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước trên các lưu vực hiệu quả, có sự xem xét đến tác động của BĐKH; thực hiện tốt chương trình trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển.

Nâng cấp hệ thống đê kè sông, biển

UBND các huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch xây dựng phương án ứng phó với BĐKH của địa phương; rà soát phương án sơ tán dân ra khỏi những vùng nguy hiểm, đặc biệt là các vùng cửa sông, ven biển, vùng nguy cơ sạt lở đất đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương; thực hiện các biện pháp trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, bảo tồn các cồn cát ven biển; tranh thủ huy động các nguồn lực hoàn thành việc nâng cấp hệ thống đê kè sông, biển.

Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ theo dõi thường xuyên và thông báo kịp thời những thông tin dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, bão và các hiện tượng thời tiết bất thường khác; hàng năm, tổng hợp các số liệu về khí tượng, thủy văn và đánh giá sự BĐKH của tỉnh để có biện pháp thích ứng.

Tỉnh Hà Tĩnh có địa hình đa dạng, phức tạp, đồi núi nhiều, độ dốc lớn, với 137 km bờ biển. Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH với các hiện tượng nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, tần suất và quy luật bão lũ có sự thay đổi khó lường, đã có hiện tượng nước biển lấn sâu vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ biển ở một số địa phương ven biển…

(Theo Diệm Cơ // Tin Chính phủ)

  • Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất
  • Ninh Thuận tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế
  • Vĩnh Phúc phấn đấu năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp
  • Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững
  • Phú Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • Những sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh đang ở đâu?
  • Cần 2.310 tỷ đồng nâng cấp đê biển, cửa sông ĐBSCL
  • Thu hút đầu tư vào ĐBSCL: Cần có “nhạc trưởng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi