Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động thương mại tỉnh Hải Dương tháng 12 và năm 2009

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 12/2009 của toàn tỉnh Hải Dương ước đạt 899,1 tỷ đồng, tăng 0,65% so với tháng trước; tăng 9,41% so với tháng 12 năm trước.

Tính chung cả năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ bán lẻ trên địa bàn tỉnh ước đạt 10.440,6 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch năm; tăng 20,68% so với thực hiện năm 2008. Trong đó kinh tế nhà nước tăng 10,82%, kinh tế tập thể tăng 5,15%, kinh tế cá thể tăng 20,66%, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 35,22% và kinh tế tư nhân tăng 25,38%.

Giá cả hàng hóa trên thị trường Hải Dương trong tháng 12/2009 có những biến động phức tạp; xu hướng tăng tại hầu hết các nhóm mặt hàng. Trong đó đáng chú ý là giá lương thực, nhất là mặt hàng gạo và thóc tẻ.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 1,43% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các tháng của năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tăng cao của nhóm hàng lương thực (tăng 9,75%); đồ uống, thuốc lá (tăng 3,35%) và dịch vụ vận tải (tăng 3,69%).

Tính chung cả năm 2009, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,83%. Như vậy, đây là chỉ số giá ở mức khá thấp trong vòng 5 năm qua. ( năm 2005, chỉ số giá đạt 8,6%; năm 2006 đạt 6,04%; năm 2007 đạt 14,03% và năm 2008 đạt 20,59%).

Giá vàng trên địa bàn tỉnh trong tháng 12 tiếp tục diễn biến phức tạp, do tác động trên thị trường vàng Thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 12 tăng 13,08% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2009, chỉ số giá vàng tăng 66,17% - đây là mức tăng khá cao trong nhiều năm trở lại đây. Hiện nay, giá vàng bình quân trên thị trường tỉnh dao động từ 2,69-2,72 triệu đồng/chỉ.

Do tác động của thị trường vàng, nên giá đô la Mỹ cũng tăng trong tháng 12. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 tăng 2,34% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2009, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 7,73%. Mức giá bình quân đô la Mỹ trên thị trường tỉnh hiện nay là 18.400 - 18.500 VNĐ/USD.

(TTXTTM Hải Dương)

  • Hà Nội chi 1.000 tỷ đồng lập Quỹ phát triển đất
  • Suy giảm đất nông nghiệp, nhìn từ Hưng Yên
  • Đắc Nông: Cô gái xinh đẹp chờ “đánh thức”
  • Mô hình kinh tế nuôi dế mới ở Đà Bắc
  • Đưa Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế, giáo dục
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng thủy sản xuất khẩu đã có mặt ở hơn 30 nước trên thế giới
  • Chắp cánh cho ĐBSCL vươn ra biển lớn
  • Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên: Những câu chuyện buồn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi