Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sân golf ở Tp.HCM “ngốn” trên 1.000 ha đất

picture
Sân golf Lâm Viên, dự án "ngốn" nhiều đất nhất trên địa bàn Tp.HCM - Trong ảnh: Cổng sân golf Lâm Viên.

UBND Tp.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý nhà nước các dự án sân golf trên địa bàn.

Theo đó, tính đến cuối tháng 8/2010, Tp.HCM có sáu dự án sân golf đã được cấp phép, trong đó bốn dự án sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thực tế chỉ có một dự án đi vào hoạt động từ năm 1995, bốn dự án đang triển khai xây dựng và hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Một dự án đã bị chấm dứt hoạt động trước thời hạn và đã thu hồi giấy phép đầu tư (dự án sân golf Yonwoo Vạn Phúc tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức).

Cũng theo báo cáo của thành phố, các dự án sân golf này đều có quy mô sử dụng hàng trăm ha đất. Cụ thể, dự án sân golf Lâm Viên tại phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ (quận 9) có quy mô sử dụng đất 300 ha.

Dự án sân golf tại phường An Phú, quận 2 có quy mô sử dụng đất hơn 132 ha. Dự án sân golf GS tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố) có quy mô sử dụng đất 200 ha. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) có quy mô sử dụng đất hơn 157 ha. Dự án sân golf Sing Việt tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) có quy mô sử dụng đất 300 ha.

Đáng chú ý, theo đánh giá của UBND thành phố, hiệu quả chủ yếu từ đầu tư các dự án sân golf chính là các mục tiêu bất động sản, dịch vụ đi kèm với sân golf. Có một số dự án có một phần diện tích đất được sử dụng cho mục đích không phải sân golf như nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí - thể dục thể thao, nhà ở - biệt thự để bán và cho thuê, khu nghỉ dưỡng.

Trên cơ sở thống kê thực tế sân golf trên địa bàn, UBND thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, sở, ngành chức năng có liên quan đặc biệt lưu ý đối với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư sân golf hoặc các hạng mục công trình phục vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao.

Thành phố yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, thi công và hoàn thành công trình đưa vào sử dụng đúng tiến độ, nếu vi phạm tiến độ theo cam kết thì thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai, chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư.

UBND thành phố cũng khẳng định kiên quyết không cho phép những dự án đầu tư các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân thành phố được thay đổi mục tiêu kinh doanh.

Đồng thời, tuyệt đối không cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục tiêu kinh doanh bất động sản. Sau khi các ngành xem xét kiểm tra các dự án, xét thấy không khả thi thì đề xuất rút giấy phép đầu tư và thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành để phục vụ cho các mục tiêu an sinh xã hội trên địa bàn.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi