Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Nguyên: Phát triển 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Thái Nguyên đang tập trung phát triển 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: chè khô các loại, hàng dệt may, thép cán kéo, khoáng sản kim loại, sản phẩm cơ khí và mây tre đan.

Đối với mặt hàng chè, tỉnh đã quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất chè xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến mới, đảm bảo 70% sản lượng chè sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả thương hiệu “chè Thái Nguyên”, nâng giá chè xuất khẩu lên khoảng 7 USD/kg. Trong phát triển hàng dệt may, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp dệt may khai thác tốt thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu, đảm bảo mức tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may mỗi năm 20% trở lên. Riêng mặt hàng thép cán tuy hiện nay mới chỉ xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN nhưng tốc độ tăng trưởng khá nhanh (24%/năm). Do đó, tỉnh chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty gang thép Thái Nguyên khẩn trương triển khai Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn II, nâng công suất cán thép lên 1 triệu tấn/năm, đưa sản lượng thép cán xuất khẩu đạt mức 100.000 tấn/năm... Đặc biệt, để triển khai chiến lược xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đạt hiệu quả cao, Thái Nguyên đẩy mạnh quá trình liên kết với thị trường các tỉnh phụ cận như: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương... nhằm tạo ra thị trường ổn định, từng bước khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin của các doanh nghiệp trong tỉnh.
 
Qua thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 55 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 15%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp trong năm nay dự kiến đạt khoảng 110 triệu USD. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn lên 240 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương chiếm tỷ trọng 70% trong tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh./.


(Vinanet)

  • Vĩnh Long: Khai thác mặt hàng xuất khẩu thế mạnh
  • Thái Nguyên trước nguy cơ trở thành điểm nóng về môi trường
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái 8 tháng tăng 39,1% so với cùng kỳ
  • Dự án xây dựng Chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ: Cần đẩy nhanh tiến độ
  • Hà Nội: Xuất khẩu thủy sản giảm 7,8 phần trăm
  • Bà Rịa -Vũng Tàu: Mở tuyến dịch vụ vận tải biển đầu tiên đến Mỹ
  • Lào Cai tập trung đầu tư cho các huyện nghèo
  • An Giang: Điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi