Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng Hòa (Hà Nội): Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Cụm CN Bắc thị trấn Vân Đình

Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Lê Đình Trường cho biết, theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội), huyện Ứng Hòa được phê duyệt 14 điểm công nghiệp (CN) và 1 cụm đến năm 2010 và định hướng năm 2020.

 

Đến nay, một số điểm CN bước đầu đã được đầu tư và thu hút lao động vào làm việc, như: Lưu Hoàng, Hòa Phú, Hoa Sơn; ngoài ra, còn có điểm CN Xà Cầu đã đi vào hoạt động, điểm CN Cầu Bầu đang hoàn tất thủ tục chuẩn bị cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo ông Trường, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 18/29 xã, thị trấn quy hoạch 1-2% diện tích đất dành cho phát triển TTCN, dịch vụ, với tổng diện tích là 160 ha, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở rộng mặt bằng, thu hút lao động sản xuất từ các làng nghề.

Doanh nghiệp đang san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Cụm CN Bắc TT Vân Đình

 

Tuy nhiên, ông Lê Đình Trường cũng cho biết, vì là một huyện thuần nông, nên sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện quy mô còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu tập trung, thực tế chưa có doanh nghiệp lớn và sản phẩm chủ lực. Trong khi đó, một số ngành nghề xuất khẩu trên địa bàn đang bị thu hẹp thị trường, lao động trực tiếp sản xuất giảm từ 15-20%, như: dệt may, mây tre giang đan…

 

Bởi vậy, để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, huyện đã đề ra một trong những mục tiêu chính là sớm hình thành sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh trên thị trường, rà soát quy hoạch các điểm CN; quy hoạch mở rộng Cụm CN Bắc thị trấn Vân Đình từ 50 ha lên 100 ha, đồng thời tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

 

Theo ông Trường, hiện Cụm CN Bắc thị trấn Vân Đình đã thu hút được 6 doanh nghiệp đăng ký đầu tư; trong đó có 1 doanh nghiệp may xuất khẩu đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho 300 lao động, 1 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất đang san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

(Theo HNMO)

  • Kiên Giang phát triển nghề nuôi thủy sản
  • Hà Nội: Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Canh Dần 2010 sẽ tăng 20%
  • Hà Nội: Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,26%
  • Trà Vinh - Điểm hẹn hấp dẫn các nhà đầu tư
  • TPHCM: thay đổi quy định về kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm
  • UBND TP Hà Nội cũng có dự án treo
  • Thái Bình: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật hiệu quả
  • Xuất khẩu năm 2009 của Hà Nội - Không về đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi