Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần một đạo luật đủ mạnh về an toàn thực phẩm

Thảo luận tại hội trường sáng 1/6, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất rằng cần một đạo luật đủ mạnh cùng những chế tài chặt chẽ để quản lý, kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Quốc hội thảo luận tại Hội trường - Ảnh: Chinhphu.vn/Nhật Bắc

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng bày tỏ những lo ngại về tính khả thi của nhiều quy định trong Dự thảo Luật An toàn thực phẩm (ATTP).

Đề cao, phân rõ  trách nhiệm quản lý ATTP

Nhiều đại biểu bức xúc trước con số mà Tổ chức Y tế thế giới thống kê: Mỗi năm nước ta có đến hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc, gây thiệt hại gần 4.000 tỉ đồng.

Tồn dư hoá chất trong thực phẩm luôn vượt mức cho phép trong các đợt thanh - kiểm tra, đặc biệt là trong rau và thực phẩm tươi sống.

Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) cho rằng, đây là vấn đề liên quan tới tính mạng, sức khỏe người dân, nên tính trách nhiệm trong quản lý phải được đề cao, đặc biệt là cơ quan y tế và chính quyền các địa phương.

“Tuy nhiên, quy định về vấn đề này theo tôi là chưa đủ, chưa có sự phân định rõ nên sẽ ảnh hưởng tới tính khả thi khi cơ chế mới đi vào cuộc sống”, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai nói.

Liên quan đến tính khả thi của các quy định bảo đảm ATTP, một số đại biểu khi đề cập tới việc đưa danh mục quản lý thức ăn đường phố vào Luật cũng cho rằng đây là vấn đề rất khó nhưng cần thiết, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như chủ cơ sở kinh doanh.

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Nông) đánh giá, dự Luật trình lần này thể hiện mong muốn quản lý chi tiết và đầy đủ  lĩnh vực bức thiết hiện nay là ATTP, nhưng chính vì vậy nên có nhiều quy định khó khả thi.

Nhiều đại biểu cũng băn khoăn về khả năng quản lý, khả năng áp dụng các quy định chung bảo đảm ATTP đối với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ - hình thức vốn phổ biến và liên quan tới đời sống hàng chục triệu hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông sản và người kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ hiện nay.

Các đại biểu phát biểu tại tổ - Ảnh: Chinhphu.vn/Lê Tuấn

Nâng cao tính chuyên trách, hiệu quả hoạt động thanh tra

Chiều 1/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ dự Luật Thanh tra được trình từ đầu kỳ họp.

Nhiều ý kiến đại biểu quan tâm, đề cập mục tiêu hạn chế tối đa sự chồng chéo, đồng thời nâng cao được tính chuyên trách, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Một số ý kiến băn khoăn về chức năng chuyên môn xen lẫn chức năng quản lý của hầu hết hệ thống thanh tra hành chính hiện nay.

Trong khi đó, có ý kiến lại cho rằng, trong điều kiện chưa thể đổi mới tổ chức bộ máy thanh tra thì trước mắt, vẫn nên giữ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, ngành, địa phương như hiện nay.

Vì vậy, một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật xác định Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, vừa là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, cần thiết kế lại nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan này để bảo đảm tính chủ động hơn nữa của các cơ quan thanh tra.

Mối quan hệ hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành được nhiều đại biểu đề nghị cần tiếp tục có sự phân định, làm rõ trong dự Luật.  

Theo đó, cần phải nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra. Một bên là hoạt động thanh tra nội bộ có tính chất như kiểm tra, một bên là thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, về chuyên môn nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực nhất định.

Một số ý kiến cũng đề cập tới tổ chức và hoạt động thanh tra nhân dân, khẳng định tính cần thiết hình thức giám sát tại chỗ, trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Tuy nhiên, do vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của thanh tra nhân dân hoàn toàn khác với thanh tra nhà nước song những quy định về thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra là chưa hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động giám sát của tổ chức do nhân dân bầu ra với hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi