Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần thu bền vững, chi hiệu quả

Tính vững chắc của nguồn thu, hiệu quả của chi tiêu ngân sách được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận tại phiên họp hôm  28/5.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) phát biểu tại phiên họp 28/5 - Ảnh Chinhphu.vn

Hôm 28/5 Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008.

Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008. Tuy nhiên, nhiều đại biểu kiến nghị làm rõ những vấn đề như vượt thu, chi vượt ngân sách, hiệu quả chi đầu tư phát triển...

 Vay để phát triển phải tính đến hiệu quả

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng, GS. Nguyễn Minh Thuyết (đại biểu Lạng Sơn), đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) cho rằng, tình hình thu chi ngân sách những năm qua vẫn tồn tại một số nhược điểm chưa khắc phục được, đó là “nguồn thu thiếu bền vững, tiền chi chưa hiệu quả”.

Lý giải một trong những nguyên nhân của tình trạng trên, đại biểu Lê Quốc Dung nhìn nhận do chất lượng nền tài chính quốc gia chưa được nâng cao. Theo đó, cần có một báo cáo giải trình cụ thể, minh bạch về một số nguồn thu chưa đưa vào ngân sách để Quốc hội xem xét, quyết định...

”Phải cơ cấu lại các khoản thu chi một cách rõ ràng để tiết kiệm ngân sách quốc gia”, đại biểu Lê Quốc Dung đề xuất.

“Nói đến nợ, ai cũng sợ. Nhưng nếu vay để phát triển thì nên vay nhưng phải tính kỹ hiệu quả”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu ý kiến.

Đại biểu Trần Đình Long (Đăk Lăk) cho rằng, báo cáo kiểm toán cần chặt chẽ hơn nữa, chỉ rõ những khoản thu chi nào chưa đúng, vi phạm cụ thể ra sao, xử lý thế nào để đại biểu có cái nhìn toàn diện hơn khi thảo luận, thông qua.

Kiểm toán tính kinh tế và hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng, tình trạng dự báo tình hình kinh tế - xã hội để lập dự toán ngân sách chưa sát thực tế nên có nhiều địa phương đã thu vượt dự toán, trong khi đó ngân sách Trung ương lại bội chi.

“Tôi kiến nghị Quốc hội cần làm rõ thêm hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách, xử lý các khoản bội chi và trách nhiệm cụ thể của từng ngành để cử tri được biết”, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) nêu ý kiến.

“Tôi đồng ý thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách năm 2008”, TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh nói. Tuy nhiên, ông bày tỏ sự băn khoăn tại sao không phân biệt rõ ngân sách quốc gia do Quốc hội “quyết”, ngân sách địa phương do HĐND cùng cấp “quyết” để giám sát việc thu chi rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

“Quốc hội nên “quyết” từng khoản chi cụ thể. Khoản chi nào không có dấu “chuẩn chi” của Quốc hội cần phải xem lại, chi ngoài các khoản Quốc hội đã thông qua đều phải báo cáo Quốc hội”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Một số đại biểu nhấn mạnh đến kiểm toán độc lập, tập trung vào việc thu chi có hiệu quả hay không. “Phải kiểm toán đến tính kinh tế và hiệu quả của các khoản chi chứ không chỉ kiểm toán tính tuân thủ và số liệu”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc (đại biểu Ninh Thuận) trăn trở.

Không tùy tiện trong thu chi ngân sách

Tiếp thu, ghi nhận ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh (đại biểu Nam Định) cho biết, việc thu chi ngân sách được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành, không có sự tùy tiện trong thu chi. Các khoản vay như ODA, trái phiếu đều được đưa vào ngân sách.  

“Tuy nhiên, có những số liệu không thể dự báo được như phòng chống bão lụt, hạn hán, dịch bệnh... đều phải chi từ ngân sách dự phòng của Trung ương nên không thể đưa vào dự toán chi từ đầu năm được”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trình bày.

Để khắc phục một cách căn bản những yếu kém, tồn tại trong việc thu chi ngân sách nhà nước, nhiều đại biểu Quốc hội tha thiết sớm tiến hành sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp quy khác, qua đó nâng cao hiệu quả của nền tài chính quốc gia, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của kinh tế nước ta.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi