Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyển dụng người khuyết tật: Chưa ngã ngũ khuyến khích hay bắt buộc

Đại biểu Quốc hội chưa yên tâm với quy định khuyến khích nhận lao động khuyết tật- Ảnh: TTXVN.
Giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật là nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm thảo luận tại phiên họp chiều 28/5 của Quốc hội.

Đây cũng là vấn đề đã gây tranh cãi tại kỳ họp trước và đến nay cũng vẫn chưa thể đi đến thống nhất chọn phương án khuyến khích hay bắt buộc nhận lao động khuyết tật vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Vì vậy, sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật vẫn để 2 phương án. Một là khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật vào làm việc và hai là có trách nhiệm tuyển dụng ít nhất 1% lao động là người khuyết tật.

Nhiều ý kiến nhất trí với phương án thứ nhất và đề nghị quy định cụ thể chính sách khuyến khích, ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

Các đại biểu Nguyễn Đình Quyền và Danh Út cho rằng quy định như vậy sẽ có tính khả thi hơn là quy định bắt buộc đồng thời  tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật.

Bên cạnh đó một số ý kiến vẫn lo ngại nếu chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cơ hội có việc làm của người khuyết tật sẽ rất khó khăn, vì trình độ của họ thấp, phần lớn chưa qua đào tạo nghề...

Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng cho rằng, dự luật cần quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm tuyển lao động là người khuyết tật. Nếu doanh nghiệp nào không tuyển đủ số lượng lao động là người khuyết tật theo quy định thì phải nộp tiền vào quỹ hỗ trợ người khuyết tật.

Còn đại biểu Đặng Như Lợi lại đặt câu hỏi dựa vào cơ sở nào để quy định bắt buộc tuyển 1% và đề nghị tối thiểu cũng phải 2%.

Bên cạnh việc làm, một số vị đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần bổ sung trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc người khuyết tật chứ không chỉ tập trung vào trách nhiệm của Nhà nước. Và cũng cần có thêm quy định nghiêm cấm hành vi lạm dụng sức lao động hoặc lạm dụng danh nghĩa trung tâm bảo trợ người khuyết tật để khai thác sức lao động của họ.

Dự thảo Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này. 

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chi ngân sách: “Chính phủ không tùy tiện”
  • Diễn đàn Quốc hội: Nhà kinh tế nói về điều hành kinh tế
  • Luật Thuế bảo vệ môi trường cần sớm ban hành
  • Bộ Tài chính nói về “vượt thu nhưng không giảm bội chi”
  • Tăng thu song trùng bội chi, ổn định vĩ mô chưa vững
  • Chuẩn bị tốt hạ tầng cho Dự án điện hạt nhân
  • Cần thu bền vững, chi hiệu quả
  • Quốc hội thảo luận các vấn đề lớn về kinh tế-xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi