Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng thu song trùng bội chi, ổn định vĩ mô chưa vững

Ngày 22-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo của Chính phủ và các ủy ban Kinh tế, Tài chính – Ngân sách Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2009, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2010.

Kỷ luật ngân sách có vấn đề?

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) nói, năm 2009 bội thu gần 52.000 tỷ đồng. Điều này đáng mừng nhưng cũng đáng lo. “Lo vì chứng tỏ công tác dự báo không đủ tin cậy để làm kế hoạch. Nếu kỳ họp trước, Chính phủ báo cáo bội thu chính xác Quốc hội chắc chắn sẽ quyết con số bội chi năm 2010 khác đi”, ông Lịch nói. Đồng thời ĐB Trần Du Lịch cho rằng, bội thu nhiều nhưng bội chi vẫn như cũ, chứng tỏ kỷ luật chi ngân sách có vấn đề.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu: Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng sẽ tăng lên 5.000 - 10.000 tỷ đồng.(ảnh trái).

Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên): Bội thu nhiều nhưng bội chi vẫn tăng, cần xem xét kỷ luật chi ngân sách. (ảnh phải)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận đồng tình, tăng thu so với dự toán là tốt nhưng dùng tiền tăng thu thế nào? “Luật Ngân sách quy định phải sử dụng số tiền vượt thu để giảm bội chi ngân sách nhưng chúng ta lại không làm điều đó mà chuyển nguồn sang năm sau. Nguồn lực quốc gia cho các chương trình mục tiêu quốc gia, đối tượng chồng lên đối tượng, rất dàn trải”, ông Thuận nói.

“Đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng hơn 8.000 tỷ đồng, theo quy định phải xin ý kiến QH. Có một điều lạ, các ngành tham mưu cho Trung ương luôn luôn yêu cầu bố trí vốn cho xây dựng cơ bản. Liệu có vấn đề gì ở đây hay không?”, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đặt vấn đề.

ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) chưa thỏa mãn đề nghị: “Cần phải nói rõ đã bội chi ở chỗ nào, bao nhiêu phần trăm là do nhập hàng hóa tiêu dùng đắt tiền, xa xỉ. Công tác dự báo, thống kê lâu nay vẫn bị chê chưa tốt, nhưng có thực sự như thế không, hay còn có nguyên nhân nào khác? Vì con số chỉ cách nhau có 2 tháng, từ thời điểm báo cáo với QH ở kỳ họp thứ 6 cho đến hết năm, tại sao “vênh” nhau lớn đến như thế”.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, Chính phủ phải báo cáo rõ về việc bội chi, qua đó công khai khoản bội chi nào phù hợp, khoản nào chưa phù hợp và nếu bội chi sai phải bị xử lý. Cần kiểm toán độc lập để chỉ rõ những khoản bội chi sai.

ĐB Trần Du Lịch và nhiều ĐB khác cũng bày tỏ lo lắng về nợ quốc gia lớn, gần bằng 40% GDP. Theo ĐB Trần Du Lịch, hoàn cảnh mỗi quốc gia khác nhau, có nước nợ lên tới 100% GDP nhưng với Việt Nam, vấn đề là khả năng thanh toán ra sao và hiệu quả sử dụng thế nào, Chính phủ phải có câu trả lời rõ ràng.
 
Lạm phát có thể lên tới 8% - 9%?

Điều hành của Chính phủ trong việc kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu vẫn được coi là khâu yếu.

Đại biểu Ngô Minh Hồng (TPHCM) phát biểu tại hội trường. Ảnh: MINH ĐIỀN

ĐB Nguyễn Việt Dũng (TPHCM) đề nghị Chính phủ cần giải trình sâu hơn những giải pháp để kiểm soát giá mặt hàng thiết yếu, nhất là thuốc chữa bệnh, sữa. Bởi vì các cơ quan chức năng mới chỉ kiểm soát và bình ổn được giá các mặt hàng sản xuất trong nước, còn hàng hóa nhập khẩu thì “bó tay”.
 
Về thực hiện kế hoạch năm 2010, ĐB Trần Du Lịch nói GDP tăng 6,5% là trong tầm tay nhưng nguy cơ tái lạm phát vẫn còn. “Giữ lạm phát 7% rất khó. Theo tôi lạm phát có thể lên tới 8% - 9% do tác động của chi phí đẩy. Vì vậy, năm nay, chúng ta có thể giải quyết những bất ổn ngắn hạn nhưng những bất ổn trung - dài hạn vẫn chưa thể giải quyết”, ĐB Lịch phát biểu.

Khi phát biểu về nhập siêu, ĐB Trần Du Lịch cho rằng, chúng ta vẫn đang biện minh về việc nhập siêu. “Chính phủ nói chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu, không phải nhập khẩu tiêu dùng nhưng để sản xuất một mặt hàng nào đó, chúng ta nhập khẩu bộ phận lớn nguyên liệu, vì vậy bản chất là nhập khẩu tiêu dùng. Cân đối ngoại tệ cũng rất bấp bênh. Với một nền kinh tế thiên về gia công như hiện nay, chúng ta chỉ có thể ổn định vĩ mô thành công một cách nhất thời, không thể giải quyết các nguyên nhân sâu xa, trừ phi chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế”, ĐB Lịch nói.
 
Nhiều ĐB thắc mắc, Chính phủ đã họp nhiều lần về đề án tái cấu trúc kinh tế nhưng kỳ này lại hoàn toàn im lặng?!

(Theo LÂM NGUYÊN - ANH PHƯƠNG // SGGP online)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi