Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật ký nghị trường: Cờ đã đến tay…

Nhật ký nghị trường: Cờ đã đến tay…
Từ trái sang: Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ngô Đức Mạnh, tân Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng - Ảnh: CTV.

Thứ Bảy, Quốc hội làm việc năng suất, nội dung hai buổi dồn vào thành một.

Kỳ họp nào cũng vậy, chỉ nguyên cái việc có họp ngày nghỉ hay không cũng là cả vấn đề mỗi khi góp ý vào dự kiến chương trình.

Bởi, có vị muốn tranh thủ cuối tuần bay về lo việc nhà, việc cơ quan, nhưng nhiều vị cũng muốn tranh thủ tập trung làm luôn một lèo, xong sớm nghỉ sớm. Hay đơn giản chỉ là muốn đầu óc được nghỉ ngơi sau cả tuần miệt mài họp và họp…

Ban đầu, ý kiến không làm việc ngày nghỉ được ưu tiên. Thế nhưng co kéo cỡ nào thì chương trình cũng kéo dài thêm hai ngày thứ Hai và thứ Ba của tuần thứ 5. Đành dung hòa, làm việc hai trong 4 ngày thứ Bảy, để bế mạc vào thứ Sáu của tuần thứ 4.

Sáng nay, nhiều chiếc ghế trống. Với hai phần ba đại biểu kiêm nhiệm, chuyện đó thật khó tránh.

Do phần nhân sự kết thúc sớm hơn dự tính vào chiều qua, nội dung ngày hôm nay có chút thay đổi.

Dự tính ban đầu, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp.

Tiếp đó họp kín, nghe báo cáo về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt - Lào. Rồi tiến hành thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Chỉ có 6 vị nhấn nút đăng ký thảo luận nên cả ba nội dung kết thúc sau tiếng rưỡi, quyết định đẩy nội dung thảo luận buổi chiều về dự thảo Luật khoa học và công nghệ được đưa ra nhanh chóng.

Giải lao. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị báo chí vây quanh với các câu hỏi về Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Theo giải thích của ông, VAMC không gánh nợ xấu thay trách nhiệm ngân hàng. Trong hoạt động của VAMC có cả việc “mua bán nợ”. Vì việc này gắn với lĩnh vực bất động sản nên đó là cách thức đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng khi cho vay và được thế chấp bằng tài sản.

“Thị trường bất động sản bây giờ mà bán ra, tôi xin nói là rẻ như bèo. Nhưng khi thị trường ấm lên thì mọi việc sẽ khác”, Phó thủ tướng hy vọng.

Góc hành lang khác, tân Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn cũng bị quây bởi các phóng viên. Dù sự xuất hiện của ông khá bất ngờ, bởi ông không phải đại biểu, và kết quả bầu cử cũng được công bố từ chiều qua.

Ông Vạn cũng tiết lộ, rằng ông và người tiền nhiệm, không phải một mà cả hai là những người rất gần gũi, thường xuyên trao đổi công việc.

Với chút bối rối của người mới, hơn một lần tân Tổng kiểm toán mong báo chí hãy cho ông thời gian, để làm quen công việc mới cũng như có thể trả lời các vấn đề khác mà báo chí quan tâm vì “còn gặp nhau nhiều”.

Lại nhớ, một trong những người tiền nhiệm của ông Vạn, ông Vương Đình Huệ, vào tháng 8/2011 khi rời cương vị Tổng kiểm toán đã nói rằng ông có tình cảm đặc biệt với báo chí, bởi ngành kiểm toán đã nhận đươc sự ủng hộ hết lòng từ đội ngũ này.

Ông Huệ cũng không quên bày tỏ mong muốn báo chí tiếp tục dành sự quan tâm và giám sát trong thời gian tới cho Kiểm toán Nhà nước.

Thế nhưng, chỉ mới đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính chưa tròn một năm, cũng có lúc ông Huệ đã bày tỏ sự không hài lòng về việc các báo hiện nay thường đề cập đến các nội dung không phải “của mình”.

Người kế nhiệm Bộ trưởng Huệ, ông Đinh Tiến Dũng chỉ sau ít giờ được phê chuẩn đã tươi cười xuất hiện trên một số báo “chọn lọc”. Trong số các ưu tiên của ông Dũng, theo nội dung trả lời là chống thất thu, xử lý nợ đọng, giảm chi ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách…

Cũng về ngân sách, thảo luận ở hội trường, ngay ý kiến đầu tiên, đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) đã đặt vấn đề cần xử lý nghiêm minh đối với những đơn vị, cá nhân sử dụng không đúng nguồn tài chính của quốc gia, mà thực chất là tiền của, công sức của nhân dân.

Nhiều ví dụ về sai phạm được đại biểu Dung và các vị khác dẫn ngay từ chính báo cáo kiểm toán do ông Đinh Tiến Dũng ký khi còn ở cương vị Tổng kiểm toán Nhà nước.

Dẫn báo cáo này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nhấn mạnh "trong bảy cái không được đã nêu về ngân sách thì điều đáng tiếc là không có cái không nào là không tiêu cực, tham nhũng cả".

Bảy cái không đó như sau. Không đúng thời gian, tức là chậm. Không phân bổ hết vốn được giao ngay từ  đầu năm. Không đủ thủ tục. Không đúng cơ cấu, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt. Không đúng đối tượng, mục tiêu. Không sát thực tế nên dẫn đến không sử dụng được hoặc phải thay đổi, điều chỉnh nhiều lần. Không thông qua hội đồng nhân dân tỉnh tại một số  địa phương.

Theo đại biểu Hùng, bảy cái không này chính là những miếng đất để có thể lách, để có thể  lợi dụng, để sinh ra tiêu cực, tham nhũng. Cho nên chỉ  ra được bảy cái không này thì cũng đã là một  điều kiện để có thể suy nghĩ cho việc sử dụng ngân sách trong năm 2013 và những năm tiếp theo để làm sao phòng, chống tiêu cực tham nhũng tốt hơn.

Sau nhiều cái không đó, tại báo cáo, ông Đinh Tiến Dũng cũng đã kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2012.

Còn bây giờ thì, cờ đã đến tay tân Bộ trưởng Tài chính…

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Nới nợ công, tăng bội chi?
  • Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN
  • Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu
  • Chỉ báo tình trạng suy giảm kinh tế đang rõ nét hơn
  • Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?
  • Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Khó đoán kết quả!
  • Tiền đâu mà tăng... CPI?
  • “Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi