Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ổn định chính trị-XH quan trọng hơn kích thích tài chính

Sáng qua, 14/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC với chủ đề “Tái thiết nền kinh tế toàn cầu”.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Hội nghị APEC. Ảnh: VOV

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là diễn giả chính tại phiên thảo luận về “Đầu tư phát triển tại các thị trường mới nổi”, một khía cạnh của quá trình tái thiết kinh tế toàn cầu. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 17.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, vấn đề đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi không chỉ là thu hút được đầu tư nước ngoài mà phải là thu hút một cách có hiệu quả.

Từ thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch nước nêu ra ba kinh nghiệm nhằm thu hút hiệu quả vốn FDI. Thứ nhất là cải thiện môi trường đầu tư đi đôi với những nỗ lực cải cách và phát triển doanh nghiệp trong nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Thực tiễn cho thấy, để thu hút FDI thực sự hiệu quả, việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, giảm thiểu chi phí giao dịch và đặc biệt là đảm bảo ổn định chính trị, xã hội có ý nghĩa hơn nhiều so với các kích thích tài chính như giảm thuế, miễn thuế”.

Kinh nghiệm thứ hai của Việt Nam được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu ra là phải gắn kết chính sách vượt qua khó khăn trong ngắn hạn với tạo dựng tiền đề tốt hơn cho phát triển bền vững trong dài hạn. Việt Nam đã không ít lần phải đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động bất lợi đối với đầu tư, thương mại từ các cú sốc và khủng hoảng từ bên ngoài.

Chẳng hạn, khi đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và kịp thời chuyển sang thực hiện gói kích thích kinh tế, chống suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, những cải cách nhằm hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, nhất là về tài chính, đất đai, lao động, đơn giản hoá thủ tục hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước... vẫn được triển khai quyết liệt.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng cho rằng, cần có biện pháp hạn chế, giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh khi luồng vốn bên ngoài, trong đó có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng.

(Theo VOV)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Cần giảm thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
  • Đảm bảo đời sống nhân dân vùng thủy điện Lai Châu
  • Xây nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn
  • Nâng cao tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước
  • Xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty lỗ lớn
  • Quốc hội thảo luận sửa đổi luật tổ chức tín dụng
  • "Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm"
  • Chất vấn tập trung vào bức xúc dư luận quan tâm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi