Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chất vấn tập trung vào bức xúc dư luận quan tâm

Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu là một trong 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Sáng 17/11, phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến chiều 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 254 chất vấn của 112 đại biểu Quốc hội của 43 đoàn gửi đến Thủ tướng, Phó Thủ tướng, 20 vị Bộ trưởng, trưởng ngành.

Thủ tướng Chính phủ là người nhận được nhiều chất vấn nhất với 36 chất vấn, tiếp theo là Bộ trưởng Công Thương với 30 chất vấn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thư ký tổng hợp gửi văn bản đến Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn bằng văn bản và gửi đến các vị đại biểu Quốc hội có câu hỏi chất vấn; đồng thời có báo cáo tổng hợp gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Theo báo cáo, Đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 126 văn bản trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ và 15 vị bộ trưởng, hiện nay đang tiếp tục trả lời.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đánh giá cao việc thí điểm chất vấn theo nhóm vấn đề tại kỳ họp thứ 4 và 5 vừa qua. Kỳ họp này tiếp tục chất vấn theo vấn đề để các đại biểu hỏi tập trung, người được chất vấn có điều kiện trả lời tập trung, mạch lạc, đạt hiệu quả cao hơn.

Nội dung chất vấn cần tập trung vào những vấn đề lớn, mang tầm vĩ mô, những vấn đề bức xúc nổi cộm mà cử tri và dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề đang làm cần tiếp tục thúc đẩy để thực hiện tốt hơn.

Kỳ họp này, 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành sẽ đăng đàn gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn.

Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Giàu sẽ trả lời về gói kích cầu, tái cấu trúc nền kinh tế, hiệu quả của chủ trương hỗ trợ lãi suất này, công tác quản lý Nhà nước về thị trường ngoại tệ, công tác điều hành lãi suất ngân hàng trong điều kiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa lạm phát cao quay trở lại.

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp trả lời xoay quanh công tác quản lý nhà nước về báo chí, Internet, xuất bản văn hóa phẩm và hạ tầng viễn thông.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tập trung trả lời về công tác quản lý và phát triển thị trường nội địa, xuất nhập khẩu, phát triển thủy điện nhỏ và vừa.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn trả lời về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, thi đua khen thưởng, cải cách thủ tục hành chính.

Trong quá trình 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực khác, một số bộ trưởng có trách nhiệm tham gia trao đổi thảo luận, giải trình trình làm rõ hơn.

Sau khi 4 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo làm rõ hơn những vấn đề chung liên quan công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến nội dung các đại biểu Quốc hội đã chất vấn. Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Về những căn cứ để lựa chọn vấn đề để mời các Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, căn cứ vào những chất vấn của đại biểu Quốc hội, tình hình thảo luận về kinh tế-xã hội hội trong kỳ họp này nổi lên những vấn đề cần tập trung giải quyết và những nội dung các dự án luật đang thảo luận có vấn đề cần bàn thảo thêm; những kiến nghị của cử tri kết hợp với những vấn đề còn bức xúc cần tập trung giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trước khi trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, các Bộ trưởng báo cáo với Quốc hội những việc đã làm thời gian vừa qua thực hiện điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri, những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu và Chủ tịch Quốc hội khi điều hành đã lưu ý và việc trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Các đại biểu Quốc hội cần nêu câu hỏi tập trung những nhóm vấn đề đã thống nhất, nêu câu hỏi ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề. Các Bộ trưởng trả lời không diễn giải mà đối thoại trực tiếp theo tinh thần xây dựng, tôn trọng lắng nghe, thực sự cầu thị./.
 
(Theo TTXVN)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010
  • Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010: 6,2% GDP
  • Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều vấn đề không mới
  • Giảm chi cho tập đoàn, tăng chi cho hải đảo
  • “Ngập” chất vấn về thủy điện
  • Điện hạt nhân: Một, hay hai nhà máy?
  • Thủy điện Lai Châu: “Động đất cấp 9 vẫn an toàn”
  • Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi