Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phiên họp thứ 24 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Kinh tế tăng trưởng nhưng còn lo ngại

“Phân tích sâu hơn, khám sức khỏe tổng thể nền kinh tế sẽ thấy bộc lộ nhiều yếu kém, đáng lo ngại”- Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngày 2/10.

Ảnh minh họa

Kinh tế vĩ mô ổn định

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009, cho thấy, các chỉ tiêu quan trọng của năm 2009 mà Quốc hội đề ra đều đạt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 5,2 phần trăm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7 phần trăm, bội chi ngân sách chiếm khoảng 6,9 phần trăm GDP.

Chính phủ đánh giá, chúng ta đã thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng hợp lý và bền vững. Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định. Công tác an sinh xã hội đã được chú trọng đúng mức, đời sống nhân dân được đảm bảo.

Tuy vậy, năm 2009 có 7/25 chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch mà Quốc hội đề ra như chỉ tiêu về tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu không những không đạt chỉ tiêu tăng trưởng ba phần trăm mà còn âm tới 9,9 phần trăm.

Các Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá chỉ tiêu kinh tế năm 2009 như báo cáo của Chính phủ là đáng khích lệ.

“Trong khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước bị âm nhưng chúng ta đạt được 5,2% là rất đáng mừng, đây sẽ là tiền đề đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2010 và những năm tiếp theo” – Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét.

Vẫn còn nhiều lo ngại

Mặc dù đồng tình với đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 nhưng UB Kinh tế cho rằng còn tám hạn chế tích tụ từ nội tại, và một số hạn chế phát sinh do tác động phụ của chính sách chống suy giảm như: Một số cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, còn nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn; Bội chi ngân sách cao liên tiếp trong nhiều năm gần đây (mức bội chi 6,9% năm nay chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ, các khoản chính phủ vay về cho DN vay lại; Nợ Chính phủ tăng mạnh.

Năm ngoái, nợ Chính phủ khoảng 36,5% GDP; năm nay ước lên đến 40% GDP; năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP). Tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao; tiến trình cổ phần hóa các DNNN còn chậm; giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm.

Theo ông Hiển, công nghiệp là xương sống của nền kinh tế nhưng tăng trưởng năm 2009 còn thấp, chỉ tiêu xuất khẩu đã điều chỉnh còn 3 phần trăm nhưng không đạt mà còn bị âm (-9,9%), cán cân thanh toán thâm hụt tới 1,9 tỷ USD, trong khi mọi năm đều thặng dư, lạm phát cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Năm 2010 tăng GDP 6,5 phần trăm

Chính phủ đề nghị: GDP năm 2010 tăng 6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.200 USD, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7%, bội chi ngân sách ở mức 6,5%, tạo mới việc làm cho 1,6 triệu lao động và đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%.

Ủy ban Kinh tế và UB Tài chính – Ngân sách cũng đề nghị: Mức bội chi không nên quá 6%, cần kế hoạch cụ thể để giảm xuống dưới 5%.

(Theo Tien Phong Online)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi