Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

QH nghe báo cáo quyết toán NSNN 2008 và Dự án đường sắt cao tốc

Trong phiên họp chiều nay, Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 và Báo cáo chủ trương đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh đã được trình Quốc hội xem xét.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo thẩm tra về quyết toán NSNN - Ảnh Chinhphu.vn

Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đọc Tờ trình về Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2008 và Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng đọc Tờ trình về Báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh và các Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về hai tờ trình trên.

Thu-chi ngân sách năm 2008 chuyển biến tích cực

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, quyết toán thu-chi NSNN cơ bản đạt và vượt dự toán được giao. Cơ cấu NSNN tiếp tục có bước chuyển biến, ngân sách dành cho đầu tư phát triển tăng khá, góp phần thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh chưa cao, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững… “ Chúng ta phải có những giải pháp hiệu quả, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và toàn dân để tạo chuyển biến quan trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.

 Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán thu-chi NSNN năm 2008 với tổng số thu là 548.529 tỷ đồng (bao gồm cả thu chuyển từ năm 2007, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2007, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương). Tổng số chi cân đối NSNN là 590.714 tỷ đồng, bội chi NSNN 67.677 tỷ đồng, chiếm 4,5% GDP.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng khẳng định, thu NSNN năm 2008 đã vượt dự toán, việc triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong quản lý và thu thuế, xử lý nợ đọng thuế, đã tạo ra những bước chuyển biến tích cực.

 Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2008 như Tờ trình của Chính phủ. Dự kiến ngày 16/6/2010, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2008.

Đường sắt cao tốc: Chọn thời điểm đầu tư hợp lý

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp - Ảnh Chinhphu.vn

  Theo báo cáo đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh, đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ là 534 nghìn hành khách/ngày, tương đương 195 triệu hành khách/năm (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh), tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 6,59%.

Như vậy, nếu không xây dựng đường sắt cao tốc thì nhu cầu vận tải hành khách trên hành lang Bắc - Nam đến năm 2030 sẽ vượt năng lực của các loại hình vận tải là 57 triệu hành khách/năm, tương đương 156.000 hành khách/ngày. Dự báo đến năm 2020, phân bổ cho vận chuyển bằng đường sắt cao tốc là 48.000 hành khách/ngày.

Sau khi phân tích kỹ các phương án, để đáp ứng các yêu cầu về vận tải đối với tuyến Bắc - Nam, Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án xây dựng đường sắt mới có tốc độ khai thác 300 km/h (vận tốc thiết kế 350 km/h). Tổng mức đầu tư sơ bộ 55,853 tỷ USD (khoảng 35,6 triệu USD/km). Dự kiến bắt đầu thiết kế xây dựng vào năm 2012. Hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2020, giai đoạn 2 năm 2030 và toàn tuyến là năm 2035.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho rằng, ở tầm nhìn chiến lược, việc xây dựng đường sắt cao tốc là cần thiết, song song với việc nâng cấp tuyến đường hiện có.

Tuy nhiên, để thấy rõ được hiệu quả và tính khả thi của dự án, Chính phủ cần phân tích sâu hơn về nhu cầu thị trường vận tải hành khách đối với loại hình vận tải cao cấp này, những lợi thế vượt trội của việc đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc so với việc đầu tư xây dựng loại hình giao thông khác.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khuyến nghị, cần tính toán thời điểm đầu tư hợp lý xây dựng đường sắt cao tốc bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất trong khi hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 1A luôn được cải thiện, nâng cấp, đường Hồ Chí Minh đang chuẩn bị xây dựng giai đoạn 2, các tuyến đường ven biển, đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang triển khai; các cụm cảng hàng không cũng như hệ thống đường sắt hiện tại không ngừng được đầu tư nâng cấp.

Giảm áp lực cho giao thông đường bộ

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trao đổi với báo chí - Ảnh Chinhphu.vn
Trao đổi với báo giới bên lề bên lề phiên họp, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết:

Hiện đang mất cân đối nghiêm trọng về vận tải giữa đường bộ và các hình thức khác, tạo áp lực lớn đối với giao thông đường bộ, phát triển phương tiện giao thông cá nhân, gây ra sự ùn tắc, TNGT và quản lý giao thông.

Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có thể tiết kiệm được thời gian đi lại, từ 30h hiện nay xuống còn 5h, giảm chi phí, giảm tải áp lực vận tải cá nhân đường bộ, đảm bảo góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế và cả an ninh quốc phòng.

Đây là dự án lớn, kéo dài đến 2035, mỗi năm huy động hơn 4 tỷ USD, 10 năm đầu hơn 2 tỷ USD/năm. Xét về tổng thể thì đầu tư cho GTVT hiện nay mới chiếm 7% đầu tư xã hội, theo kinh nghiệm quốc tế phải là 15%. Nếu đầu tư đường sắt cao tốc thì đầu tư cho GTVT mới lên 15%, vẫn trong giới hạn cho phép, an toàn đầu tư GTVT mà không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.

Lê Sơn ghi 

(Theo Lê Sơn - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Quốc hội khóa XII khai mạc kỳ họp thứ 7
  • 7 nhiệm vụ trọng tâm ổn định kinh tế-xã hội năm 2010
  • Đường sắt cao tốc: Quốc hội quyết trước, hiệu quả tính sau
  • Có thể đấu giá quyền khai thác khoáng sản
  • Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII với nhiều vấn đề quan trọng
  • Đại biểu Quốc hội muốn biết giá đất trong vùng quy hoạch Thủ đô
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý Quy hoạch Hà Nội
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý cân đối kinh tế vĩ mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi