Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường sắt cao tốc: Quốc hội quyết trước, hiệu quả tính sau

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn chủ trì họp báo - Ảnh: LN.
Quốc hội sẽ có nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM tại kỳ họp thứ bảy, còn hiệu quả đầu tư sẽ được xem xét sau khi có báo cáo khả thi.

Thông tin này đã được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đồng thời cũng là người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn khẳng định khi trả lời câu hỏi của VnEconomy xung quanh dự án này tại buổi họp báo chiều 17/5.

Sẽ “cung cấp đầy đủ thông tin”

Theo thông tin cung cấp cho báo chí tại buổi họp báo, mặc dù tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, song Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cơ quan thẩm tra dự án, đề nghị chưa quyết định cụ thể tại kỳ họp thứ bảy “để các đại biểu Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu, xem xét”.

Theo Ủy ban này, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được làm rõ, trong đó có hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án trong cân đối chung giữa vốn đầu tư – lợi ích kinh tế do dự án mang lại. Đồng thời ủy ban cũng đề nghị phân tích đầy đủ nợ quốc gia của nước ta hiện nay và trong thời gian tới khi đầu tư dự án, đảm bảo nợ quốc gia luôn nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước.

Ông Đàn giải thích, những vấn đề này cùng với băn khoăn của nhiều ý kiến được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng gần đây - được nêu tại câu hỏi của VnEconomy - sẽ được làm rõ tại báo cáo khả thi sau khi Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư dự án này.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức, dự án xin Quốc hội đồng ý về chủ trương đầu tư lần này mới chỉ là báo cáo đầu tư nên không cần phải có những nội dung chi tiết. "Bố mẹ chưa đồng ý cho con cái cưới vợ thì chưa thể bàn những việc cụ thể hơn", ông Đức nói.

Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến những cảnh báo về vấn đề nợ công của một số ủy ban của Quốc hội, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, tuy không bố trí thời gian thảo luận riêng về vấn đề này, "song không có nghĩa là vấn đề này không được quan tâm và thảo luận".

Ông Dũng cũng cho biết, ngoài thời gian thảo luận về kinh tế, xã hôi, ngân sách, Quốc hội sẽ cho ý kiến về đồ án quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học cũng nằm trong chương trình kỳ họp.

Về những vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm như kết quả thực hiện xây dựng dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, tình hình thực hiện các dự án thủy điện, các tổ chức kinh tế nước ngoài thuê đất trồng rừng..., ông Đàn cho biết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho đại biểu.

Thông qua Luật Ngân hàng (sửa đổi)

Phó chủ nhiệm Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ bảy, khai mạc ngày 20/5 và sẽ diễn ra trong khoảng một tháng, Quốc hội dành nhiều thời gian cho chương trình lập pháp.

10 dự án luật sẽ được xem xét, thông qua, gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Thuế nhà đất; Luật Nuôi con nuôi; Luật thi hành án hình sự; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Người khuyết tật; Luật Bưu chính; Luật Trọng tài thương mại và Luật an toàn thực phẩm.

Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng Quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

6 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến gồm Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Tố tụng hành chính; Luật Viên chức; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật khoáng sản (sửa đổi).

Câu hỏi về nguyên nhân cũng như trách nhiệm cụ thể khi một số dự án luật phút chót đã được rút ra khỏi chương trình kỳ họp như dự án Luật Biển Việt Nam, Luật Thủ đô, Luật đầu tư công… cũng được các phóng viên nêu ra tại buổi họp báo.

Theo ông Đàn, Luật Biển Việt Nam còn cần thời gian chuẩn bị thêm. Còn sự chậm trễ của các dự án luật khác trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan soạn thảo.

Cũng như các kỳ họp trước, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, khai mạc, bế mạc, giám sát chuyên đề và thảo luận về kinh tế, xã hội, ngân sách… tại kỳ họp này sẽ được truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Có thể đấu giá quyền khai thác khoáng sản
  • Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII với nhiều vấn đề quan trọng
  • Đại biểu Quốc hội muốn biết giá đất trong vùng quy hoạch Thủ đô
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý Quy hoạch Hà Nội
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý cân đối kinh tế vĩ mô
  • Khó giữ lạm phát dưới 7%
  • Xem xét dự án Luật Biển Việt Nam
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Xem xét tiêu chí dự án, công trình xin chủ trương Quốc hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi