Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội không "lách luật" trong giám sát Chính phủ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với các cử tri quận Cầu Giấy. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Ngày 1/12, trả lời câu hỏi của cử tri về việc trong hoạt động giám sát đối với Chính phủ, liệu Quốc hội có "lách luật" hay không, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, hơn ai hết Quốc hội phải gương mẫu thực hiện luật, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội và Chính phủ tuy có sự độc lập tương đối, nhưng đã phối hợp tốt với nhau và mục đích cuối cùng là vì dân. Không chỉ Quốc hội mới vì dân, Chính phủ cũng vì dân.

Tại buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Cầu Giấy để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, đa số cử tri đều bày tỏ phấn khởi trước những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, nhất là tại kỳ họp vừa qua.

Cử tri Nguyễn An Bang (Thành Công, Ba Đình) cho rằng phần chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã được nâng lên về chất, tạo điều kiện để Quốc hội gần dân hơn.

Tuy nhiên, phần đông các đại biểu Quốc hội ở địa phương mới phản ánh được các sự việc tại địa phương mình, cần đề xuất, tham mưu cho Quốc hội về các giải pháp chung.

Các thành viên Chính phủ cũng cần nắm tình hình thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Riêng về giáo dục đại học, ông Bang cho rằng cần có tầm nhìn vĩ mô, có quy hoạch dài hạn và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước.

Cử tri Hoàng Ngọc Khôi (Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho rằng, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tiến hành tiếp xúc cử tri rất kịp thời ngay sau khi Kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc đã thể hiện sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm cao của Đại biểu Quốc hội đối với cử tri; chính quyền thực sự là của dân, do dân, vi dân, lấy dân làm gốc.

Ông Khôi bày tỏ phấn khởi vì nhiều vấn đề của phường Nghĩa Đô nêu lên trong cuộc tiếp xúc cử tri lần trước, nay đã được trả lời, cho thấy công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội được tiến hành nghiêm túc, khách quan, công tâm.

Cử tri Nguyễn Kiên Hiền (Nghĩa Đô, Cầu Giấy) thì cho rằng, nhiều vấn đề bức xúc cử tri đã nêu nhiều lần nhưng vẫn chưa có bước chuyển, nhất là quy hoạch phát triển đô thị chưa gắn với phát triển đường giao thông và các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cuộc sống của người dân.

Một số cử tri đề cập công tác quản lý đầu tư chưa tốt, ảnh hưởng đến an sinh khu vực, gây ra ùn tắc giao thông, hay trong quản lý đất đai, còn để dự án treo...; đề nghị Chính phủ cần thường xuyên kiểm tra, tăng cường quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Quốc hội, thành phố và quận. Nhiều ý kiến sâu sắc, chí tình, đề cập những vấn đề đại sự quốc gia như quy hoạch phát triển điện, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng tránh thiên tai; quy hoạch phát triển các trường đại học; công tác tư pháp, xét xử, làm sao để bớt oan sai; quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, tai nạn giao thông.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội hoạt động có chất lượng, hiệu quả hay không, trong đó có phần đóng góp quan trọng của cử tri. Cử tri quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, phản ánh những vấn đề bức xúc cuộc sống, giúp Đại biểu Quốc hội nắm bắt đúng thực tiễn cuộc sống, từ đó đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Nhờ vậy, hoạt động của Quốc hội ngày càng thiết thực hơn, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống.

Trả lời câu hỏi của cử tri về vai trò lãnh đạo của Đảng trong khi Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trải qua các thời kỳ lịch sử, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của đất nước. Việc phát huy cao nhất vai trò làm chủ của dân là chủ trương nhất quán của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đã nhắc nhở chính quyền quận, thành phố cần quan tâm xem xét, sớm giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mà cử tri nêu, không để bức xúc kéo dài./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Tuyển sinh 350 suất học bổng từ ngân sách Nhà nước
  • Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội “Nợ quốc gia có thể tăng nhanh”
  • Sức mạnh Quốc hội, nhìn từ người trong cuộc
  • Các bộ trưởng đã thực hiện “lời hứa” như thế nào?
  • Đại biểu Quốc hội không tán thành đánh thuế nhà ở
  • Khuyến nghị hiệu quả sử dụng năng lượng
  • Cải thiện thủ tục để giải toả điểm nghẽn của nền kinh tế
  • Đại biểu Quốc hội muốn NHNN ngày càng độc lập hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi