Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyển sinh 350 suất học bổng từ ngân sách Nhà nước

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố dành 350 suất học bổng ngân sách nhà nước cho các sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên để gửi đi đào tạo nước ngoài năm 2010.

Thời gian nộp hồ sơ chia 2 đợt: trước ngày 31.12.2009 (dành nhóm 1-6) và ngày 31.3.2010 (nhóm 7). Mọi thông tin chi tiết về học bổng xem tại trang web: http://www.moet.gov.vn và http://www.vied.vn.

Đối tượng dự tuyển thuộc bảy nhóm sau đây:

1. Các học sinh đạt giải Olympic 2009, kể cả đối tượng đã đạt giải năm 2008 nhưng năm 2008 chưa tốt nghiệp THPT.

2. Các thí sinh đạt tổng điểm ba môn thi cao nhất kỳ thi đại học 2009 các khối A, B,C, D1, 2, 3, 4, 5, 6.

3. Thí sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009 và có điểm thi đại học 2009 tối thiểu là 20.

4. Con thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, có điểm thi đại học 2009 tối thiểu 20 điểm.

5. Thí sinh có bố mẹ là người dân tộc thiểu số, cũng có tổng điểm thi đại học 2009 là 20.

6. Thí sinh có hộ khẩu có bố, mẹ đang sinh sống thuộc các tỉnh khu vực ưu tiên gồm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc, có ba năm học THPT tại các tỉnh ưu tiên đó và điểm thi đại học 2009 tối thiểu 20 điểm.

7. Thí sinh có kết quả ba năm THPT đạt 8,0 trở lên, tốt nghiệp THPT năm 2009 loại giỏi, thi đại học 2009 đạt 25 điểm trở lên, trúng tuyển NV1 tại các đại học chính quy và có điểm tổng kết học kỳ I (2009-2010) đạt 7,5 điểm trở lên.

Học bổng và các nước gửi đi đào tạo có 3 loại, gồm: học bổng ngân sách Nhà nước theo đề án 322; học bổng theo hiệp định ký kết giữa Việt Nam và các nước: Ấn Độ, Ba Lan, Belarus, Bulgaria, Hàn Quốc, Campuchia, Cu Ba, Hungari, Lào, Ma - rốc, Mông Cổ, Moldova, Nga, Nhật Bản, Rumani, Séc, Slovakia, Trung Quốc và Ukraine; học bổng do các nước và tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam: Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Bộ Giáo dục và đào tạo ưu tiên tuyển cho những sinh viên chọn ngành khoa học tự nhiên, môi trường, kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội, sinh viên chọn theo khối ngành đang học đại học, và sinh viên đạt giải Olympic quốc tế.

 

(Theo SGTT)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội “Nợ quốc gia có thể tăng nhanh”
  • Sức mạnh Quốc hội, nhìn từ người trong cuộc
  • Các bộ trưởng đã thực hiện “lời hứa” như thế nào?
  • Đại biểu Quốc hội không tán thành đánh thuế nhà ở
  • Khuyến nghị hiệu quả sử dụng năng lượng
  • Cải thiện thủ tục để giải toả điểm nghẽn của nền kinh tế
  • Đại biểu Quốc hội muốn NHNN ngày càng độc lập hơn
  • Ổn định chính trị-XH quan trọng hơn kích thích tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi