Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm?



Theo dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi), Quốc hội quyết định mức lạm phát định hướng từng thời kỳ. Chính phủ quyết định chỉ tiêu lạm phát và định hướng điều hành chính sách tiền tệ quốc gia hàng năm.

Thẩm tra dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội, sáng 2/11, Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm thay vì “quyết định mức lạm phát từng thời kỳ” như dự luật.

Tại tờ trình, Chính phủ nêu rõ sự cần thiết phải ban hành dự luật là do trong những năm qua, nhiều luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Quá trình sửa đổi, nhiều nội dung thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đã được điều chỉnh để thực hiện chính xác hơn các công cụ của chính sách tiền tệ. Một trong những nội dung mới của dự luật là xác định rõ hơn nhiệm vụ, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Cụ thể, Quốc hội quyết định mức lạm phát định hướng từng thời kỳ. Chính phủ quyết định chỉ tiêu lạm phát và định hướng điều hành chính sách tiền tệ quốc gia hàng năm.

Ngân hàng Nhà nước xây dựng mức lạm phát định hướng từng thời kỳ để Chính phủ trình Quốc hội quyết định, quyết định mục tiêu và biện pháp điều hành chính sách tiền tệ quốc gia hàng năm.

Nhận xét đã có nhiều tiến bộ hơn luật hiện hành, song tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng vẫn còn một số điểm thiết yếu cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Dự luật chưa làm rõ tính tự chủ của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, do phân cấp chức năng, nhiệm vụ giữa Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa rõ ràng, cụ thể.

Thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chính sách tiền tệ Quốc gia chưa được quy định đầy đủ nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội. Các điều kiện về việc cung cấp thông tin, báo cáo để Quốc hội thực hiện chức năng giám sát chưa được thể hiện trong dự án luật.

Riêng những nội dung liên quan đến chính sách tiền tệ, Ủy ban Kinh tế cho rằng, mục tiêu chính sách tiền tệ không chỉ là nhằm “ổn định giá trị đồng tiền” như dự thảo luật mà còn “góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”.

Ủy ban cũng đề nghị thiết kế lại quy định về quyết định thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Theo đó, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Chính phủ trình Quốc hội chỉ tiêu lạm phát hàng năm, quyết định chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và khung lãi suất, tỷ giá để chỉ đạo việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm đạt chỉ tiêu lạm phát mà Quốc hội đã quyết định.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất trình Chính phủ quy định: khung lãi suất, khung tỷ giá, tổng phương tiện thanh toán, quyết định mức lãi suất, tỷ giá cụ thể trong khung do Chính phủ quy định cho từng thời kỳ và chủ động các công cụ chính sách tiền tệ khác (dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…).

Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về dự án luật này vào chiều 10/11, tại hội trường sáng 16/11 và thông qua tại kỳ họp sau. Dự kiến, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.

(Theo Nguyễn Lê // Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi