Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp 6, QH khóa XII

 
Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại cuộc họp báo chiều 19/10, Tiến sĩ Trần Đình Đàn, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII sẽ khai mạc vào ngày 20/10, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội và dự kiến sẽ làm việc trong 32 ngày.

Tiến sĩ Trần Đình Đàn thông báo, kỳ họp thứ 6 là kỳ họp cuối năm, sẽ có nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội sẽ nghe và thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; thảo luận và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010.

Cùng với việc xem xét, thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến về 10 dự án luật, trong đó có 3 dự án luật được trình và thông qua tại một kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe báo cáo giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đây là nội dung quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước.

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo về tình hình thực hiện các công trình quan trọng quốc gia: dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, Thủy điện Sơn La, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và dự án đường Hồ Chí Minh; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; xem xét báo cáo quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo kết quả công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2009; xem xét các báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước, tình hình quốc phòng, an ninh, các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri và báo cáo giám sát kết quả việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ năm đến nay; nghe chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết thêm, các dự án luật gồm Luật Người cao tuổi; Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Dân quân tự vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Thuế tài nguyên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Các dự án luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Thuế nhà, đất; Luật Nuôi con nuôi; Luật Thi hành án hình sự; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Người khuyết tật; Luật Bưu chính; Luật Trọng tài thương mại; Luật An toàn thực phẩm.

Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; các báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2010 và Nghị quyết giám sát chuyên đề.

Ngoài phiên khai mạc và bế mạc, kỳ họp sẽ truyền hình trực tiếp các phiên họp toàn thể Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010; nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; báo cáo kết quả việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ năm đến nay; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Về việc 2 dự án Luật chưa được Quốc hội xem xét lần này là Luật Tiếp cận thông tin và Luật Biển Việt Nam, Tiến sĩ Trần Đình Đàn cho biết, việc lùi thời hạn xem xét 2 dự án luật này là để ban soạn thảo có thời gian chuẩn bị kỹ càng hơn./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi