Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tố cáo: Xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo

Việc xây dựng Luật Tố cáo cần đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là bảo đảm cho công dân có thể thực hiện quyền tố cáo một cách đơn giản, thuận tiện và cơ chế giải quyết tố cáo công khai, minh bạch, hiệu quả.

Các đại biểu trao đổi tại hội trường

Chiều nay (11/11), Quốc hội thảo luận lần đầu tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo, được tách ra từ Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật Tố cáo.

Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra cho rằng về cơ bản công tác giải quyết tố cáo vẫn là cơ chế hiện hành nên còn nhiều ý kiến băn khoăn lần sửa đổi này đã đáp ứng được các yêu cầu của công tác giải quyết tố cáo hay chưa?

Vì vậy, Ủy ban Pháp luật khuyến nghị, việc xây dựng Luật Tố cáo cần đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là bảo đảm cho công dân có thể thực hiện quyền tố cáo một cách đơn giản, thuận tiện và cơ chế giải quyết tố cáo phải công khai, minh bạch, hiệu quả.

Báo cáo thẩm tra tán thành với quy định chủ thể tố cáo là công dân bởi đây là hành vi làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân, chẳng hạn như trách nhiệm hình sự đối với trường hợp vu khống, bịa đặt.

Với tố cáo không có địa chỉ, tên tuổi người tố cáo hay tố cáo “nặc danh” ( là hình thức khá phổ biến hiện nay) đa số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định “người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực nội dung tố cáo; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

Một trong những quy định được nhiều đại biểu quan tâm là bảo vệ người tố cáo. Một số đại biểu cho rằng, vấn đề này cần được nghiên cứu để quy định chi tiết hơn; chẳng hạn cần xác định về cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ; thứ tự ưu tiên bảo vệ, ví dụ trước hết cần phải bảo vệ tính mạng, tài sản của người tố cáo, thậm chí là cả người thân của họ. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về bảo vệ các quyền lợi về chính trị, kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo. Đồng thời, cần nghiên cứu quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, đảm bảo khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai.

Đại biểu Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) cho rằng, nếu tố cáo “nặc danh” mà gửi đầy đủ các chứng cứ, giấy tờ cũng cần phải xem xét, bởi nếu sự thật như vậy thì đây chính là lúc cần làm rõ ràng để bảo vệ người tố cáo, xử lý người vi phạm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, một khi người tố cáo cung cấp được chứng cứ đáng tin cậy như sổ sách, giấy tờ, tài liệu… thì dự thảo Luật phải ghi nhận và điều chỉnh.

Mặt khác, các đại biểu cũng cho rằng, cần quy định cụ thể trong dự thảo khi người tố cáo yêu cầu cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải giữ bí mật cho người tố cáo. Nếu cá nhân, cơ quan tổ chức để lộ bí mật thì phải xử lý nghiêm khắc thì mới khuyến khích người tố cáo.

Tuy nhiên, đại biểu Lê Văn Tâm (Cần Thơ) lại cho rằng, quy định người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực nội dung tố cáo; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được như dự thảo luật là phù hợp. Vì hiện nay bên cạnh những trường hợp mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ. 

Về các quy định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo, các đại biểu đồng tình với phân tích của Ủy ban Tư pháp khi cho rằng, hiện nay do chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo, chính vì vậy nhiều người không dám tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì sợ bị trả thù, trù dập, một số người khác thì tố cáo giấu tên, giấu địa chỉ . Mặt khác, cũng có những trường hợp người tố cáo bị trả thù, trù dập mà người vi phạm không bị xử lý gì.

Để khắc phục tình trạng này, các đại biểu kiến nghị dự thảo luật cần ghi nhận quyền được bảo vệ bí mật của người tố cáo; yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, về việc làm.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi