Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An sinh xã hội được chăm lo tốt hơn

Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực đảm bảo an sinh của Chính phủ trong khi phải dành nhiều công sức khắc phục ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, duy trì đà tăng trưởng cao.

Nhiều chương trình an sinh xã hội như 134, 135, 30a... đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2010).

Vấn đề an sinh xã hội, cụ thể là cuộc sống người dân đã được các đại biểu Quốc hội đề cập nhiều tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trong 2 ngày qua (1-2/11).

Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cho rằng, năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng không ổn định, trong nước thiên tai, lũ lụt, hạn hán, thiếu điện, dịch bệnh xảy ra ở một số nơi, nhưng chúng ta là một trong số ít các nước đạt được những thành tựu đáng kể về phục hồi và duy trì tăng trưởng kinh tế với 15/21 chỉ tiêu kinh tế- xã hội do Quốc hội đề ra đạt và vượt.

“An sinh xã hội được chăm lo tốt hơn, với nhiều chính sách hỗ trợ tác động cho vùng nghèo, người nghèo, vùng thiên tai, dịch bệnh, chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, về y tế cho người dân”, đại biểu Sỹ nhận định.

Theo đại biểu, đây là một thành công lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự điều hành quyết liệt và kịp thời xử lý những vấn đề cụ thể của Chính phủ.

Quyết tâm đó thể hiện qua các con số qua Báo cáo của Chính phủ như tính đến ngày 19/10, ngân sách trung ương chi 1.660 tỷ đồng, cấp không thu tiền 70 nghìn tấn gạo để trợ cấp đột xuất, chủ yếu cho khắc phục thiên tai và cứu đói giáp hạt. Dành 4.500 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần năm 2009) để thực hiện trợ cấp thường xuyên cho hơn 1,6 triệu người. Nhà nước đã dành hơn 19.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cho hơn 1,4 triệu người có công với Cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4% /năm.

Đồng ý kiến với đại biểu Sỹ, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho biết, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm nghèo nhanh và bền vững. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, vay vốn phát triển sản xuất, định canh, định cư, trợ cước, trợ giá...

“Qua hoạt động giám sát và nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết các chương trình, chính sách nói trên, tôi nhận thấy rằng bước đầu đã giải quyết được tương đối đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng được nhu cầu cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân”, đại biểu Mã Điền Cư nói và dẫn chứng kết quả của các chính sách an sinh đó là sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đã có bước tiến bộ tích cực.

“Những kết quả đạt được trên đây, theo tôi, một lần nữa tiếp tục khẳng định rằng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình của đất nước, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của đồng bào các dân tộc miền núi nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng”, đại biểu bày tỏ.

Đại biểu của tỉnh Lai Châu Chu Lê Chinh đánh giá, trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó Chương trình 135 là chương trình tổng thể, khá toàn diện, với nguồn lực đầu tư khá lớn.

Các Chương trình đó đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng thời phát huy được tính sáng tạo của nhân dân, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn.

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, trình độ dân trí và năng lực quản lý điều hành của hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp chính quyền xã được nâng lên, tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến nhất định.

Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Đại biểu Y Ngọc (Kon Tum) bổ sung, trong 10 năm qua, nước ta đã có nhiều thành tựu nổi bật trong thực hiện chính sách an sinh xã hội và các chương trình, mục tiêu quốc gia. Các nguồn lực thực hiện chính sách đã được tăng cường, phạm vi đối tượng tham gia được thụ hưởng, chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội từng bước được nâng cao. Các chương trình dự án đầu tư xây dựng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát huy được hiệu quả và được nhân dân đồng tình, phấn khởi.

Về dịch vụ y tế - một trong những mảng quan trọng về an sinh xã hội, đại biểu của Bến Tre Trịnh Thị Thanh Bình cho rằng, ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới tiên tiến.

Nhiều kỹ thuật cao đã thực hiện ngay ở tại tuyến tỉnh để giảm lượng bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.

“Nguồn vốn của ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ đang làm thay đổi diện mạo, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ở tất cả các địa phương”, đại biểu Bình nói.

Còn theo đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), tuy còn là một nước còn nghèo, nhưng chúng ta đã dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo động lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu xã hội.

Kết quả cụ thể như đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ là năm 2010 tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm mới; đào tạo nghề cho trên 1,7 triệu người. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tích cực triển khai, riêng đào tạo nghề cho nông dân là 430 nghìn người. Dự kiến đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%.

Đại biểu của tỉnh miền núi Cao Bằng Hoàng Thị Bình lại bày tỏ ấn tượng về vấn đề giao thông vận tải khi cho rằng Chính phủ đã huy động các nguồn lực cân đối đầu tư phát triển giao thông, nhất là những công trình giao thông quan trọng, giao thông nông thôn, nhằm thúc đầy về giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền trong cả nước.

(Theo An Bình // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Sắp xếp ngân sách theo hướng tăng chi cho phúc lợi
  • Đại biểu Quốc hội: Kết quả KT-XH khá toàn diện
  • QH thảo luận KT-XH: Để mỗi người dân thực sự hưởng vị ngọt của tăng trưởng
  • Tái cấu trúc Vinashin phải là điển hình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
  • Giải trình nhiều vấn đề "nóng" trong lĩnh vực công thương
  • Giải pháp giao thông cho người khuyết tật
  • Giữ thuế xăng, tăng thuế than
  • Chú trọng chức năng chủ sở hữu với DNNN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi