Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội xem xét đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trong phiên họp toàn thể tại hội trường ngày 8/11, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, trong đó cho ý kiến về đối tượng miễn giảm.

Việc tiếp tục miễn giảm thuế đất nông nghiệp sẽ góp phần động viên nông dân yên tâm sản xuất, xóa đói, giảm nghèo - Ảnh: festivalluagao.vn

Đa số các đại biểu đều đồng tình trong việc tiếp tục miễn giảm thuế đất nông nghiệp với thời hạn 10 năm, bắt đầu từ năm 2011, góp phần động viên nông dân yên tâm sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Thời hạn 10 năm cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lâu năm.

Liên quan đến đối tượng miễn giảm thuế, Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị xem xét lại quy định tại Khoản 2, Điều 2 của dự thảo Nghị quyết. Khoản này quy định giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…

Theo đại biểu Phạm Xuân Thường, quy định này không hợp lý bởi thực tế thời gian qua, chỉ có một số đơn vị lực lượng vũ trang còn trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bộ đội, nhiều tổ chức khác đều cho nông dân thuê lại đất. 

Đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu rà soát lại tất cả đất nông nghiệp đang giao cho các tổ chức quy định tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết, đơn vị nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà cho thuê lại thì thu hồi diện tích đó, giao lại cho chính quyền địa phương, giao trực tiếp cho người dân sản xuất.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Lê Dũng (Tiền Giang) đề nghị chỉ giảm thuế cho các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 2 này khi họ trực tiếp canh tác trên diện tích đất được giao.

Một số ý kiến cũng đề nghị nên đưa đất nuôi trồng thủy sản vào đối tượng được hưởng miễn giảm thuế.

Theo đại biểu Cao Thành Văn (Bạc Liêu), Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ bình quân 3,5 - 4%. Do đó miễn thuế đất nuôi trồng thủy sản là phù hợp với định hướng về chủ trương.

Hơn nữa, nuôi trồng thủy sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, giá thành sản phẩm ngày càng tăng, trong khi giá đầu ra của các sản phẩm bấp bênh do các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Việc miễn thuế cho đất nuôi trồng thủy sản rõ ràng là một chính sách rất hợp lý, vừa khoan sức dân vừa hỗ trợ một cách trực tiếp, khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho nuôi trồng thủy sản.

Một vấn đề khác, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, dự thảo Nghị quyết quy định miễn giảm thuế không phân biệt hạn điền, nhưng thực tế hiện có những đối tượng có khá nhiều đất và làm ăn hiệu quả, thu nhập rất cao, đặc biệt đối với đất trồng cà phê, cao su.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng, có trường hợp cần giảm thuế và có trường hợp cần thu thuế. Bởi số thu tuy không lớn nhưng sẽ  tạo công bằng trong xã hội, người nghèo, người khó khăn được miễn, giảm, còn người có điều kiện thì có một phần đóng góp nhất định vào ngân sách .

Cùng ngày, Quốc hội cũng thảo luận tại  hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi