Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội thông qua nhiều luật mới có hiệu lực vào 2011

Chiều 17/6, Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự, Luật Trọng tài thương mại và Luật An toàn thực phẩm, 3 luật sẽ có hiệu lực thi hành vào năm 2011.

2 ngày qua, Quốc hội đã thông qua 10 luật

Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự với 86,61% số đại biểu có mặt tán thành.

Theo Luật, việc thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc với quy trình thực hiện do Chính phủ quy định cụ thể.

Với việc thông qua Luật này, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp có thể được giải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình.

Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành án không có đơn đề nghị được nhận tử thi về an táng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ tổ chức việc an táng.

Sau 3 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú đề nghị cho nhận hài cốt.

Luật cũng quy định trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trong chấp hành án, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức. Phạm nhân nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con…

Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Luật Trọng tài thương mại đã được 85,80% đại biểu Quốc hội thông qua. Luật gồm 13 chương, 82 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

Luật Trọng tài thương mại quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Luật quy định rõ Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy là chứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài…

Phân cấp rõ ràng trong quản lý an toàn thực phẩm

Cũng tại hội trường, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm với 87,22% đại biểu tán thành. Luật An toàn thực phẩm gồm 11 chương, 72 điều.

Những nội dung quan trọng của Luật gồm nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Bên cạnh các nguyên tắc như bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện…, Luật đã bổ sung nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

Theo Luật này, trong quản lý ngành, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng… Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý…

Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Như đã đưa tin, trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng nay (17/6), Quốc hội đã thông qua Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Bưu chính, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Người khuyết tật và Luật Nuôi con nuôi.

Ngày làm việc hôm qua (16/6), Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trừ Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có hiệu lực ngày 1/1/2012), các luật còn lại có hiệu lực vào năm 2011.

(Theo Hồng Phong // Tin Chính phủ)

 

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi