Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành Giao thông vận tải: Quản lý chưa bắt kịp tình hình

Chiều 10/5, phiên trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đề cập tới hầu hết những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực hạ tầng , lĩnh vực được yêu cầu phải “đi trước một bước” hiện nay.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã thẳng thắn thừa nhận nhiều vấn đề cần  khắc phục trong lĩnh vực GTVT. Ảnh: Chinhphu.vn

Bức xúc chất lượng, tiến độ công trình

 

Đại biểu (ĐB) Vũ Hồng Anh (Hà Nội) nêu ra thực trạng chung là nhiều công trình giao thông không bảo đảm chất lượng, nhiều đoạn đường, cầu vừa đưa vào hoạt động đã xuống cấp nghiêm trọng.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, xét cụ thể  từng trường hợp, có thể thấy những khiếm khuyết từ công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn thiết kế, lựa chọn nhà thầu cho đến tư vấn giám sát. “Từ đó suy ra trách nhiệm quản lý Nhà nước ở đây chưa theo kịp tình hình”, Bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận.

 Trước chất vấn của các đại biểu về chất lượng một số hạng mục của QL1A, dự án đường Nam Sông Hậu, đường Hồ Chí Minh, sự chậm trễ trong thi công các công trình hạ tầng bức thiết ở đô thị,… người đứng đầu ngành Giao thông vận tải (GTVT) thừa nhận đã phát hiện một số tồn tại trong đầu tư xây dựng.

Như đường Nam Sông Hậu cơ bản đã thông tuyến, nhưng qua thị sát cho thấy một số cầu ở Sóc Trăng bên cạnh  vấn đề chậm  GPMB, có cả khiếm khuyết trong xây dựng. QL1 A đoạn qua các tỉnh Tây Nam Bộ đã phải hủy một số gói thầu do năng lực của nhà thầu yếu kém. Tình trạng xuống cấp trên tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương đúng  như phản ánh của ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh). Bộ GTVT sẽ sớm kiểm tra, xử lý, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận.

Tuy nhiên, với ý kiến của các ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre), Chu Sơn Hà (Hà Nội), cho rằng đường Hồ Chí Minh, đường Láng - Hòa Lạc " tiêu biểu " cho tình trạng thi công kéo dài, gây đội giá thành và hiệu quả không cao, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết đây là các công trình đến thời điểm này “đều phù hợp với nhu cầu đầu tư, không thể kết luận là lãng phí!”.

Như đường Hồ Chí Minh, con đường chiến lược được Quốc hội thông qua , đạt được được hiệu quả tổng hợp. Xét trên từng tuyến, từ Kon Tum – Gia Nghĩa – Bình Phước lưu lượng giao thông tăng rất cao, thậm chí không đáp ứng nổi, phải chuyển tiếp mở rộng giai đoạn 2. Lưu lượng giao thông các đoạn thuộc miền Bắc, miền Trung tuy chưa cao nhưng đã thay đổi đáng kể đời sống dân cư những vùng đường chạy qua ,  từng rất khó khăn.

ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng GTVT. Ảnh: Chinhphu.vn

  DN không lường hết khả năng

Những yếu kém của một số doanh nghiệp (DN) ngành giao thông như Tập đoàn Vinashin, một số tổng công ty xây dựng giao thông cũng được Bộ trưởng GTVT và các đại biểu trao đổi cụ thể.

Dự án tàu Hoa Sen  cũng như hàng loạt các dự án đóng tàu, dự án công nghiệp của Tập đoàn Vinashin, vụ 3 tàu hút bùn của một DN giao thông được Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đề cập như là bài học về việc chưa lường hết khả năng, tính toán thị trường.

Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, mục tiêu mua tàu Hoa Sen vận chuyển đường biển Bắc Nam là phù hợp với chủ trương đa dạng hóa hình thức vận tải, song vào thời điểm mua tàu thì Vinashin gặp rủi ro tài chính, thị phần vận tải chung sụt giảm nghiêm trọng và bản thân DN không tính hết các điều kiện liên quan, nhất là hệ thống giao thông kết nối.

Tương tự, việc một DN ngành Giao thông mua 3 con tàu xén hút bùn để rồi thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng vừa qua cũng là do tính toán sai về thị trường và vay ngoại tệ quá nhiều.

Đây là những vụ việc cần tiếp tục xử lý trách nhiệm, trước hết từ DN. Bộ GTVT với tư cách một cơ quan quản lý kỹ thuật đã sớm có yêu cầu xử lý và giải pháp khắc phục.

Hạn chế tối đa việc " vừa đá bóng vừa thổi còi"

Những yếu kém trong ngành GTVT cần tiếp tục khắc phục ở mọi khâu, mọi lĩnh vực. Bộ GTVT sẽ triệt để phân cấp đầu tư, hạn chế tối đa việc " vừa đá bóng vừa thổi còi" ( vừa  ra quyết định đầu tư vừa làm chủ đầu tư ), nâng cấp quản lý các hoạt động tư vấn thiết kế, thi công, đấu thầu và đặc biệt là giám sát đầu tư, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trình bày.

Bộ trưởng cũng cho biết, năng lực các DN giao thông còn yếu và tất yếu phải nâng cao cả về trình độ công nghệ cũng như tài chính.

Bộ trưởng cũng giải trình một số chất vấn của ĐB Quốc hội về vấn đề giao thông nông thôn, quy hoạch lại các trạm thu phí, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông tại các thành phố lớn...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét về diễn biến phiên chất vấn này: “Vấn đề hôm nay chúng ta nêu cũng đã tồn tại khá lâu. Chỉ mong Bộ trưởng, vốn là một  trong những Bộ trưởng đã quyết liệt đôn đốc giải quyết các vấn đề cử tri phản ánh, tiếp tục đảm bảo triển khai đúng, triển khai sớm những lời hứa, khắc phục bằng được những tồn tại trong ngành”.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Vay nợ để đầu tư phát triển là cần thiết
  • Xem xét tính khả thi trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Dự án đường sắt cao tốc: Khẳng định lợi ích chiến lược
  • Quốc hội thảo luận Báo cáo giám sát chất lượng giáo dục đại học
  • Doanh nghiệp chi 10% trị giá mỏ để chạy giấy phép?
  • Quốc hội thảo luận Luật Thuế bảo vệ môi trường
  • Quan tâm đúng mức hơn tới những bức xúc của thực tiễn
  • Thay lãi suất cơ bản bằng lãi suất chính sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi