Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vay nợ để đầu tư phát triển là cần thiết

Vay nợ với lãi vừa phải để đầu tư có hiệu quả, làm ra được của cải, lấy của cải đó để trả nợ thì cũng cần thiết nên vay.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn sáng 10/6 - Ảnh: Chinhphu.vn

Đây là một trong những khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khi trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 10/6.

Một số vị “Tư lệnh ngành” như Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng tham gia làm sáng tỏ những vấn đề quan tâm của đại biểu Quốc hội.

Con số nợ Chính phủ hoàn toàn chính xác

Trước băn khoăn của một số đại biểu cho rằng khi tính nợ công, Chính phủ “chưa tính hết” các khoản như nợ Chính phủ bảo lãnh, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, con số nợ Chính phủ  công bố là hoàn toàn chính xác.

Cụ thể, nợ Chính phủ hiện nay là 41,9% GDP, trong đó nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 9,9%. Cụ thể hơn nữa, bảo lãnh vay nước ngoài chiếm 42,4%, phần còn lại là bảo lãnh vay trong nước.

Nợ của chính quyền địa phương là 26 nghìn tỷ cũng đã được cộng vào nợ Chính phủ.

Bộ trưởng cũng nhắc đến nhiều căn cứ để khẳng định nợ quốc gia vẫn trong mức an toàn. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy định giới hạn nợ an toàn cho đến năm 2010 là dưới 50%, hiện nay chúng ta đang thực hiện theo đúng quy định đó. Chỉ tiêu thứ hai là nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia năm 2009 chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, so với giới hạn cho phép là dưới 25%. Thứ ba, nợ vay nước ngoài chủ yếu là nợ dài và trung hạn (86,5%).

Quan trọng nhất, Việt Nam vẫn không có khoản nợ nào quá hạn mà không trả được. Theo Bộ trưởng, “vay càng ít càng tốt, bội chi càng ít càng tốt. Tốt nhất là cân bằng được ngân sách". "Nhưng trong bối cảnh hiện nay,  trước yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng kinh tế, chúng ta cần phải đầu tư lớn. Chúng tôi thấy vay với lãi vừa phải, để đầu tư có hiệu quả, làm ra được của cải, lấy của cải đó để trả nợ thì cũng cần thiết phải nên vay”, Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, Chính phủ đã bàn tới xu hướng là giảm dần bội chi. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội mức bội chi năm 2009 là 6,9%, đến năm 2010 giảm xuống 6,2%, những năm sau tiếp tục hạ nữa, về 5% và dưới 5%.

Lý giải sự tăng mạnh của thu ngân sách 2009

Một vấn đề quan trọng khác được Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích rõ là chất vấn của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) về việc tăng thu ngân sách năm 2009 quá cao, vượt đến 52.440 tỷ đồng so với con số báo cáo Quốc hội ước thực hiện là 750 tỷ đồng, chênh lệch đến 51.690 tỷ đồng trong 2 tháng.

Lý do chính làm nên con số ấn tượng này là sự tăng tốc đột biến của GDP trong  quý cuối năm 2009 (6,99%) so với quý I (3,1%), trong khi dự toán cuối năm lại căn cứ vào bình quân thu ngân sách một tháng của 9 tháng đầu năm.

Về chất vấn  tại sao tăng thu mà không giảm bội chi, Bộ trưởng khẳng định, trong số tăng thu, thì khoảng 16.700 tỷ là của ngân sách Trung ương, còn lại là của địa phương. Trong khi đó, Luật ngân sách quy định địa phương được toàn quyền sử dụng phần tăng thu, cho nên không điều được phần tăng thu của địa phương lên để làm giảm bội chi ngân sách Trung ương.

Giải đáp câu hỏi “còn lại 16.700 tỷ đồng của Trung ương thì để làm gì?”, Bộ trưởng cho biết, một phần dùng để thưởng thu vượt dự toán cho các địa phương và hỗ trợ đầu tư trở lại cho Hà Nội, TP.HCM theo Luật Ngân sách và cơ chế đặc thù.

Thứ hai, nghị quyết của Quốc hội cũng đã nêu, khi tăng được thu thì được bổ sung dự trữ cho đủ dự phòng ngân sách trung ương 3%. Thứ ba, có sử dụng 6.000 tỷ để trả nợ.

Thống đốc NHNN: Lợi nhuận ngân hàng không phải từ hỗ trợ lãi suất

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn Ninh - Ảnh: Chinhphu.vn

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đặt vấn đề, trong năm 2009, “các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn thì các ngân hàng thương mại lãi cực lớn”. Phải chăng chính các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất cho vay để buộc Chính phủ phải đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, thực chất phần lớn số tiền Chính phủ hỗ trợ rơi vào các ngân hàng?

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong quý I/2009 chỉ có 3,1%, Chính phủ đã thực thi nhiều giải pháp để ngăn chặn suy giảm, trong đó có giải pháp hỗ trợ lãi suất, thực ra là hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Và giải pháp này đã đạt kết quả khả quan. Bắt đầu từ quý II trở đi, tăng trưởng khá hơn và nhanh hơn, bình quân cả năm 2009 tăng trưởng 5,32%.

Làm rõ thêm về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, năm 2009, một số ngân hàng thương mại có lợi nhuận tăng so với năm 2008,  một số ngân hàng không tăng, có một số ngân hàng còn giảm lợi nhuận. Nhìn tổng thể, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại năm 2009 là 29.321 tỷ, tăng 55%.

Tuy nhiên, lợi nhuận này không đến từ phần tăng trưởng tín dụng cho vay. Nguyên nhân chính là các ngân hàng tăng tổng tài sản hoạt động của họ lên 36%. Ngoài ra, việc đẩy mạnh các hoạt động ngoài tín dụng cũng góp một phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận.

Thống đốc lấy ví dụ, có ngân hàng, phần mua bán chứng khoán tăng 213%, phần dịch vụ của ngân hàng này tăng 99%, trong khi phần thu tín dụng cho vay chỉ tăng 29%.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, vấn đề điều hành chính sách tài chính tiền tệ hết sức quan trọng nhưng cũng khó khăn vì nó chịu một lúc nhiều mối quan hệ, nhiều quy luật tác động.

Trong những năm vừa qua, việc cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô không để xảy ra biến động lớn trên lĩnh vực tài chính tiền tệ là một thành tựu. Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi từ đại biểu Quốc hội, rất nhiều ý kiến kiến nghị từ cử tri quan tâm lo lắng vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Bộ trưởng Tài chính đã nắm rất chắc lĩnh vực này cho nên trình bày khá kỹ và cụ thể, đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề.

(Theo Thu Hà - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Xem xét tính khả thi trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Dự án đường sắt cao tốc: Khẳng định lợi ích chiến lược
  • Quốc hội thảo luận Báo cáo giám sát chất lượng giáo dục đại học
  • Doanh nghiệp chi 10% trị giá mỏ để chạy giấy phép?
  • Quốc hội thảo luận Luật Thuế bảo vệ môi trường
  • Quan tâm đúng mức hơn tới những bức xúc của thực tiễn
  • Thay lãi suất cơ bản bằng lãi suất chính sách
  • Quốc hội thảo luận Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi