Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội thông qua luật về Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng

Với đại đa số đại biểu tán thành, chiều nay (16/6), Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội thông qua 2 luật và 1 Nghị quyết

Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng TƯ

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) được 418 đại biểu (chiếm 84,79%) biểu quyết thông qua.

Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tổ chức của NHNN, việc phát hành tiền giấy, tiền kim loại, xử lý tiền rách nát, hư hỏng, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng… là một số những điều chính trong tổng số 66 điều của 7 chương trong Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) được QH thông qua.

Theo đó, NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam.

Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

Quy định cụ thể mức sở hữu vốn điều lệ của cổ đông

 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua gồm 10 chương với 163 điều quy định cụ thể về cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản; cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng (TCTD); các quy định chung đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất...

Theo Luật, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD trừ một số trường hợp.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát; không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận góp vốn. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

Bội chi ngân sách năm 2008 bằng 4,58% GDP

Trong trong buổi làm việc hôm nay, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 với 423 đại biểu ủng hộ (85,8%).

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 548.529 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008, thu từ quỹ dự trữ tài chính…

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 590.714 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2008 sang năm 2009.

Bội chi ngân sách nhà nước là 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư của ngân sách địa phương.

Theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách không còn phù hợp theo thẩm quyền, nhất là các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi ngân sách, làm căn cứ để quản lý và điều hành ngân sách đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo dự toán ngân sách nhà nước sát thực tế.

 Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách đã được phát hiện và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

(Theo Nguyễn Hoàng // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Quốc hội bàn luận Đồ án quy hoạch Thủ đô
  • Ngành Giao thông vận tải: Quản lý chưa bắt kịp tình hình
  • Vay nợ để đầu tư phát triển là cần thiết
  • Xem xét tính khả thi trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Dự án đường sắt cao tốc: Khẳng định lợi ích chiến lược
  • Quốc hội thảo luận Báo cáo giám sát chất lượng giáo dục đại học
  • Doanh nghiệp chi 10% trị giá mỏ để chạy giấy phép?
  • Quốc hội thảo luận Luật Thuế bảo vệ môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi