Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội xem xét, sửa đổi Nghị quyết 66: Tăng quy mô vốn dự án, công trình QH quyết định chủ trương đầu tư

Đa số các ý kiến đại biểu QH cho rằng, việc tăng quy mô vốn đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư lên 35.000 tỷ đồng là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Ảnh mô hình Dự án Thủy điện Lai Châu (nguồn Cổng giao tiếp điện tử Lai Châu)

Hôm nay (2/6), Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung  một số điều của Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Sửa đổi Nghị quyết 66 đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Võ Hồng Phúc trình bày, Nghị quyết 66/2006/QH11 đã đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế, đồng bộ hóa với các điều luật mới được ban hành, ngoài ra còn bổ sung thêm một số quy định cần thiết.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế - xã hội đến nay có nhiều thay đổi, nhiều quy định mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được ban hành. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết 66 cho phù hợp với thực tiễn cũng như thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng xung quanh vấn đề này.

Sau 4 năm thực hiện, Quốc hội đã căn cứ vào Nghị quyết 66 để xem xét điều chỉnh và quyết định chủ trương đầu tư một số dự án như Dự án Khí - Điện - Đạm Phú Mỹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu; điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 2006-2010; thông qua chủ trương đầu tư các dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu và dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận tại kỳ họp thứ 6.

Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Chính phủ đang chuẩn bị những thủ tục cần thiết để trình Quốc hội 3 dự án: đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy Nhiệt điện Long Phú I và Thái Bình II.

Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 66/2006/QH11 gồm 9 điều, trong đó tập trung vào các nội dung phạm vi và đối tượng áp dụng; các tiêu chí về dự án và công trình quan trọng; hồ sơ dự án và công trình quan trọng; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự án và công trình quan trọng...

Theo đó, Chính phủ đề nghị sửa đổi tiêu chí quy mô vốn đầu tư và tỷ trọng vốn nhà nước trên tổng số vốn đầu tư của dự án, công trình phải trình Quốc hội phê chuẩn từ 20.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho biết, đa số các ý kiến đại biểu QH đồng tình với tiêu chí này. Bởi việc sửa đổi là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và quy mô các dự án đầu tư càng ngày càng lớn, đồng thời có tính đến yếu tố trượt giá.

  Chặt chẽ hơn với dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài

Về tiêu chí quy mô vốn đối với dự án, công trình quan trọng đầu tư ra nước ngoài, ý kiến chung của Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc đầu tư ra nước ngoài cần sử dụng lượng vốn lớn bằng ngoại tệ, chắn chắc sẽ ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, vì vậy Quốc hội cần kiểm soát chặt chẽ.

“Do đó, quy định mức vốn của các dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thấp hơn mức vốn 35.000 tỷ đồng của các công trình, dự án đầu tư tại trong nước”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đề nghị.

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị, đối với các vấn đề như phát sinh tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện dự án, công trình quan trọng phải báo cáo Quốc hội cần bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng hơn...

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

 

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi