Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quốc hội yêu cầu công khai dự toán ngân sách 2012

picture
Chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012 - Ảnh: CTV.

Chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012.

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách trung ương năm 2012 là 493.675 tỷ đồng. Tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng.

633.875 tỷ đồng sẽ là tổng số chi cân đối ngân sách trung ương năm sau. Trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện công khai dự toán ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và báo cáo Quốc hội về tiến độ, kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách của các bộ, ngành, các cơ quan ở trung ương và địa phương tại kỳ họp sau.

Khi thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách cần công bố, công khai cho toàn dân biết để giám sát cũng là đề nghị của một số vị đại biểu ngay từ khi thảo luận trong tuần đầu của kỳ họp này.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, bên cạnh ý nghĩa để nhân dân theo dõi, giám sát thì công khai nghị quyết về phân bổ ngân sách còn là để các địa phương thông cảm với trung ương.

"Các nghị quyết về ngân sách hiện nay chúng ta không đăng công khai. Tôi đề nghị Quốc hội cho phép công khai", ông Phúc phát biểu tại phiên thảo luận.

Ở nghị quyết này, trong sử dụng vốn ngân sách, Quốc hội yêu cầu rà soát, sắp xếp các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên; huy động, bố trí nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản; ưu tiên thu hồi vốn đầu tư ứng trước, bố trí trả nợ vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012 và 2013.

Về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách của địa phương, nghị quyết nêu rõ: ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, chỉ cân đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ bám sát các tiêu chí này để rà soát, xây dựng phương án phân bổ 2.097 tỷ đồng vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản cho từng địa phương, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 31/12/2011.

Về một số khoản chi chi tiết, phụ lục kèm theo nghị quyết cho biết số tiền chi cho chương trình biển Đông, hải đảo, cảnh sát biển là 2.900 tỷ đồng. 3.500 tỷ đồng được dành đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, 100 tỷ đồng chi trả nợ và viện trợ…

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi